'Bác sĩ thẩm mỹ' không bằng cấp hành nghề 'chui', thách thức pháp luật

Năm 2021, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã kiểm tra phát hiện 24 trường hợp thực hiện khám, chữa bệnh 'chui', trong đó đa số là phẫu thuật thẩm mỹ.
7:38 | 09/04/2021

Phẫu thuật thẩm mỹ “chui” gây nhiều tai biến và có thể gây chết người, nhưng những người làm “chui” thường chỉ bị xử lý hành chính
 /// ẢNH: DUY TÍNHPhẫu thuật thẩm mỹ “chui” gây nhiều tai biến và có thể gây chết người, nhưng những người làm “chui” thường chỉ bị xử lý hành chính. ẢNH: Thanh Niên

Những cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ “chui” thách thức cơ quan chức năng khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Thậm chí, có cơ sở sắn sàng “giam lỏng” lực lượng y tế đến kiểm tra, khóa hết thang máy, thang bộ, tẩu tán trang thiết bị y tế, thuốc cho đến khi lực lượng công an có mặt… Để thấy các cơ sở thẩm mỹ, cá nhân hành nghề thẩm mỹ coi thường tính mạng con người như thế nào.
Ngành y là một ngành đặc biệt, tính mạng còn người cách nhau trong gang tấc. Bác sĩ sơ suất, người bệnh lãnh đủ mọi hiểm nguy, có khi mất cả tính mạng. Do đó sinh viên y khoa có thời gian học đến 6 năm. Học xong rồi muốn được hành nghề khám chưa bệnh phải trải qua 18 tháng thực hành. Muốn đứng tên một cơ sở khám chữa bệnh đa khoa thì thâm niên công tác phải từ 5 năm trở lên...Ngoài tài năng, bác sĩ có tâm đức chính là phúc phần của người bệnh.
Trong khi đó, những kẻ phẫu thuật thẩm mỹ “chui” chẳng hề qua lớp đào tạo nào, thậm chí chỉ học lỏm theo trên mạng là ngang nhiên khoác áo blouse trở thành “bác sĩ” chuyên mổ xẻ thẩm mỹ kiếm tiền tỉ, bất chấp tính mạng của khách hàng. Những cơ sở "chui" này liên tục đầu tư quảng cáo, đánh bóng tên tuổi "bác sĩ" với nhiều bằng cấp siêu sao nhưng không có thật.
Nhắc đến thẩm mỹ, những người luôn mang trong mình khao khát thay đổi ngoại hình, thay đổi cuộc sống. Khách hàng đặt trọn niềm tin vào tay bác sĩ những mong đổi đời. Thậm chí có những người dành dụm vài năm để được làm đẹp. Ấy vậy mà số phận trớ trêu gặp phải những kẻ chẳng học hành bài bản, chỉ khoác lên áo blouse trắng thành bác sĩ.
TP.HCM là đô thị có thể nói phát triển và lớn nhất nước, cũng là nơi tập trung hàng trăm cơ sở thẩm mỹ thật, giả lẫn lộn, phức tạp (như đã được lực lượng chức năng tại đây phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra). Nghị định 117 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế cũng có những điều khoản quy định một số vụ việc chuyển xem xét xử lý hình sự.
Với 24 vụ khám chữa bệnh không phép, đặc biệt là phẫu thuật thẩm mỹ “chui” trong 1 năm qua, cần thiết phải điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can để mang tính răn đe chung. Không thể cứ mãi “bài ca” hôm nay phát hiện một cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ trá hình, ngày mai phát hiện cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ “chui” và ngày mốt… cũng lặp lại như vậy. Công cụ pháp luật đã có, cơ quan chức năng còn chờ gì?
comment Bình luận