Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?
1. Hiện tượng nhau bám thấp là gì?
Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung.
2. Dấu hiệu của hiện tượng nhau bám thấp
Dấu hiệu nhận biết nhau thai bám thấp khi mang thai thường là chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiện cảnh báo các vấn đề khác của thai kỳ. Do đó, nếu bị chảy máu hoặc có một trong các dấu hiệu sau, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay:
- Chuột rút hoặc đau nhói
- Chảy máu âm đạo
- Chảy máu sau khi giao hợp
- Chảy máu trong nửa sau của thai kỳ
- Chảy máu sau khi đi lại nhiều, làm việc nặng…
3. Nhau bám thấp: Mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với nguy cơ nào?
Tình trạng nhau thai bám thấp có thể khiến mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với các nguy cơ như:
Mẹ bầu
- Thiếu máu: Mẹ bầu có nhau bám thấp thường có thể bị chảy máu nhiều trong suốt thời gian mang thai, dẫn đến gia tăng nguy cơ thiếu máu thai kỳ. Điều này làm tăng nguy cơ sinh non, thai nhi chậm phát triển nếu chẳng may mẹ bị thiếu máu nặng.
- Xuất huyết khi sinh: Khi chuyển dạ, nhau thai có thể bóc tách sớm làm cho người mẹ bị mất máu nhiều, có thể dẫn đến tử vong. Trường hợp nhau thai bám gần cổ tử cung (nhau tiền đạo), sau khi sinh nhau bị bóc tách khiến cổ tử cung bị hở, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp băng huyết nặng có thể phải cắt bỏ tử cung.
- Gia tăng nguy cơ sinh mổ: Nhiều mẹ bầu có nhau bám thấp được bác sĩ chỉ định sinh mổ hoặc nhập viện sớm để theo dõi nhằm hạn chế mức thấp nhất các tai biến sản khoa có thể xảy ra.
Đối với thai nhi
- Thai chậm phát triển: Trường hợp mẹ bị thiếu máu do nhau bám thấp gây ra, thai nhi có nguy cơ phát triển chậm trong tử cung, thậm chí là suy thai.
- Sinh sớm: Trường hợp mẹ bị ra máu quá nhiều, các bác sĩ có thể chỉ định sinh sớm bằng phương pháp mổ lấy thai. Trẻ sinh non tháng có thể gặp các vấn đề sức khỏe như suy hô hấp, cân nặng khi sinh thấp.
- Ngôi thai không thuận: Có nhiều ý kiến cho rằng bánh nhau thai bám thấp có thể là một trong những nguyên nhân khiến ngôi thai không thuận (thai ngôi mông hay ngôi ngang). Nguyên do nhau bám thấp làm cản trở việc thai nhi quay đầu về vị trí thuận.
Vì vậy, khi thấy hiện tượng kể trên bà mẹ nên đi khám để phát hiện sớm nhau tiền đạo và có biện pháp xử trí an toàn và giảm những nguy cơ cho cả mẹ và con.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Gia Lai: Lan tỏa ý nghĩa từ những lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em khó khăn
Từ đầu tháng 4 đến nay, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai đã phối hợp tổ chức nhiều lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, góp phần trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước, đảm bảo an toàn trong mùa hè – thời điểm thường xảy ra nhiều tai nạn thương tâm liên quan đến sông, hồ.May 22 at 2:18 pm -
Long An: Ưu tiên nguồn lực, hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em
UBND tỉnh Long An vừa ban hành kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2025 với chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”, diễn ra từ ngày 1/6 đến ngày 30/6 trên phạm vi toàn tỉnh.May 20 at 2:11 pm -
TP. HCM phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2025
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2025, với chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”, diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6/2025. Nhiều hoạt động chăm lo thiết thực, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được tổ chức trên toàn thành phố.May 18 at 9:13 am -
Vệ sinh "cậu nhỏ" mỗi ngày: Biện pháp đơn giản phòng tránh bệnh lý nam khoa
Vệ sinh bộ phận sinh dục nam không chỉ là thói quen cá nhân mà còn là bước chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu. Tuy nhiên, nhiều nam giới vẫn lơ là với việc này, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, rối loạn chức năng sinh lý và cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục.May 17 at 6:54 pm