Lãnh đạo tỉnh Gia Lai giao chỉ tiêu cụ thể cho toàn bộ 58 xã, phường, xây dựng kịch bản tăng trưởng cụ thể

Sau ngày hợp nhất, tỉnh Gia Lai (mới) đã bắt tay ngay vào việc xác định rõ mục tiêu, trách nhiệm và giải pháp cụ thể cho từng cấp, ngành, từng địa phương.
11:03 | 05/07/2025

Tạo chuyển động mới sau hợp nhất hành chính 

Tại Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, lãnh đạo tỉnh đã phân giao chỉ tiêu cụ thể cho toàn bộ 58 xã, phường mới được sáp nhập.

z6768100608085_b0881badfa8ad3c415aed90d6d26795f

Tại đây, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng đã chỉ rõ những thách thức lớn mà tỉnh đang đối mặt, đặc biệt là giao thông liên kết vùng, hạ tầng thủy lợi, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin chưa đồng bộ. Cùng với đó, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thiếu các doanh nghiệp lớn, các dự án lớn có tính dẫn dắt. Hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, tầm nhìn giải pháp chiến lược để khai thác tiềm năng, lợi thế, dư địa phát triển sau hợp nhất chưa được làm rõ.

Empty

Thêm vào đó là các yếu tố đặc thù như địa bàn rộng, dân số đông, đồng bào dân tộc thiểu số nhiều, đa tôn giáo; có biên giới, cửa khẩu vả đất liền và trên biển... tiềm ẩn và dễ nảy sinh những phức tạp về an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, Bí thư Tỉnh ủy cũng nhấn mạnh, sau sáp nhập, Gia Lai có tất cả các nguồn lực cần thiết cho địa phương phát triển thành tốp đầu của khu vực.

Theo Bí Thư Tỉnh ủy, về hạ tầng giao thông, tỉnh có hệ thống kết nối đồng bộ, đa dạng. Tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku đã được Quốc hội thông qua, đường sắt tốc độ cao sẽ đi qua với hai nhà ga và Gia Lai là một trong ba tỉnh trên cả nước sở hữu lợi thế này. Tỉnh có hai sân bay (Pleiku đã nâng cấp hoàn thiện, Phù Cát chuẩn bị khởi công đường cất hạ cánh thứ hai, hướng đến trở thành sân bay quốc tế). Hệ thống cảng biển cũng là điểm sáng – đặc biệt là Cảng Quy Nhơn, một trong những cảng lớn nhất miền Trung, mỗi năm xuất khẩu 13–14 triệu tấn hàng hóa đến hơn 85 quốc gia và vùng lãnh thổ….

Trước yêu cầu đặt ra, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng yêu cầu tăng cường đoàn kết, khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tổng thể mang tầm chiến lược, rà soát và ban hành đầy đủ quy chế làm việc của tỉnh; đẩy mạnh phân cấp, và tập trung tháo gỡ vướng mắc cho các dự án.

Trước khi rời nhiệm phải giải quyết xong việc

Để đạt mức tăng trưởng GRDP trên 8%, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn nêu rõ tinh thần điều hành: Cả hệ thống chính trị phải đồng lòng, đoàn kết và quyết liệt. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Giai đoạn này cần phải làm việc khẩn trương, làm việc cả thứ 7 và chủ nhật, còn việc là phải giải quyết. Phải giải quyết việc trong ngày.

chu tich

Tinh thần này được áp dụng thống nhất đến tận cấp xã, phường. Các Bí thư xã, phường phải tiếp dân, xử lý hồ sơ đúng hoặc nhanh hơn quy trình hiện hành. Lãnh đạo các địa phương phải khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, khơi thông nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và đầu tư hạ tầng chiến lược.

Để duy trì đà tăng trưởng, UBND tỉnh đã yêu cầu 58 xã, phường mới phải xây dựng kịch bản tăng trưởng chi tiết, phân kỳ theo quý và tháng, gắn với từng chỉ tiêu cụ thể. Các địa phương căn cứ vào dư địa và động lực phát triển riêng để hoàn thiện kế hoạch, tuyệt đối không thấp hơn chỉ tiêu tỉnh giao.

hn3

Trong 6 tháng cuối năm, ngoài việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh thì phải tạo được dư địa cho năm 2026 và cả nhiệm kỳ tới. Do đó, tỉnh không chỉ tháo gỡ các khó khăn mà phải triển khai rất nhiều việc mới. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn khẳng định: “Tỉnh luôn có quan điểm phát triển Gia Lai đột phá nhanh, bền vững, trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế địa phương”.

 Đình Vũ

comment Bình luận