Đề phòng dị ứng mỹ phẩm
Cách nhận biết dị ứng mỹ phẩm - biểu hiện dị ứng
- Nổi mụn trứng cá: triệu chứng thường gặp nhất, do bôi các loại mỹ phẩm làm bít các lỗ chân lông chân lông, gây ứ động chất bã nhờn.
- Viêm da dị ứng: đây là dạng dị ứng rầm rộ hơn, biểu hiện bằng mảng hồng ban (mảng đỏ vùng bôi mỹ phẩm) kèm theo mụn nước và ngứa.
- Mề đay: bao gồm những sẩn phù rất giống như những vết nổi gồ trên mặt da như muỗi cắn hay những vết roi đánh vào mặt da, kèm theo ngứa.
Nổi mụn trứng cá
- Chàm tiếp xúc: mảng hồng ban giới hạn rõ kèm theo mụn nước và ngứa.
- Khô da: da khô và tróc vảy.
- Teo da: thường gặp ở những người dùng nhóm thuốc có corticoid kéo dài.
- Sạm da: tăng sắc tố sẩm màu.
- Lão hóa da: nhăn da, đốm nâu, khô, nhám, tăng sừng.
Khô da
Xử lý khi bị dị ứng mỹ phẩm
Sau khi bôi bất kỳ loại mỹ phẩm nào nếu thấy da bị nổi sẩn, ngứa đỏ thì ngừng ngay lập tức, dùng vòi nước rửa cho mạnh để làm trôi đi mỹ phẩm. Thông thường chỉ cần ngưng ngay mỹ phẩm thì các triệu chứng dị ứng mỹ phẩm trên sẽ giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên, ở một số người có dị ứng càng ngày càng nặng hơn cần phải được điều trị, tùy theo mức độ mà điều trị khác nhau. Đối với viêm da tiếp xúc chỉ cần bôi ngắn hạn các thuốc có corticoid như: Eumovate, Dermovat, Flucinar… Trường hợp thật nặng, uống thêm các thuốc kháng dị ứng: Clarytine, Celestamine, Cezil, Peritol, Pipolphen, Semprex… Uống vitamin C liều cao. Thông thường chỉ sau 3 ngày điều trị, các triệu chứng sẽ nhanh chóng và khỏi hẳn.
Bệnh mề đay
Phòng ngừa dị ứng mỹ phẩm
Nói chung nên tránh lạm dụng mỹ phẩm vì trên thực tế không có loại mỹ phẩm nào là bổ dưỡng cho da cả. Đối với người đã từng dị ứng loại mỹ phẩm nào đó thì suốt đời không nên sử dụng lại; đối với người có cơ địa dị ứng như: nổi mề đay, hen (suyễn) thì phải thật thận trọng khi dùng mỹ phẩm. Cần thử phản ứng trước khi sử dụng mỹ phẩm, nhất là những mỹ phẩm mới sử dụng lần đầu tiên, có nhiều phương pháp:
Phương pháp thử da ở mặt trong mặt trong cánh tay:
Thoa mỹ phẩm vào vùng da ở mặt trong cánh tay để trong 24 - 48 giờ.
Phương pháp thử da ở mặt trong cánh tay
Phương pháp PUT (Provocative Use Test) hay phương pháp ROAT (repeat open application test) là phương pháp xác định phản ứng với mỹ phẩm chậm: thoa mỹ phẩm lên vùng da mặt trong cánh tay 2 lần một ngày trong 2 tuần với diện rộng khoảng 5cm2 để xác định phản ứng; nếu vượt quá thời gian trên ở vùng da thoa thuốc không biểu hiện gì như: ngứa, hồng ban, nổi mụn nước… thì chứng tỏ không bị dị ứng với mỹ phẩm đó.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Yến Helen - Hành trình từ tâm huyết của một nhà giáo đến thương hiệu yến sào hàng đầu Châu Á
Từ bục giảng đến thương trường, hành trình của nữ doanh nhân Bùi Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Helen Solar (thương hiệu Yến Helen - Yến Khánh Hòa) là một câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.July 16 at 10:54 pm -
4 lối sống lành mạnh giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Khi bước sang tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý phức tạp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là thời kỳ "chuyển giao" với nhiều thách thức: thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, mất khối cơ và giảm trao đổi chất.July 14 at 8:11 am -
Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh
Chỉ từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phát hiện gần 900 trẻ nhiễm giun, sán chó mèo. Nhiều trẻ đến khám trong tình trạng ngứa ngáy kéo dài, tổn thương đa cơ quan nhưng nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng chỉ là bệnh ngoài da và tự điều trị tại nhà…July 10 at 5:09 pm -
Hà Tĩnh ghi nhận ca sốt rét ngoại lai có nguy cơ phát sinh ca bệnh thứ cấp
Mới đây, trên địa bàn thôn Song Yên, xã Thiên Cầm ghi nhận trường hợp mắc sốt rét. CDC Hà Tĩnh thành lập đoàn công tác làm việc với chính quyền xã, Trạm Y tế về các biện pháp xử lý ổ bệnh. Đây là ca bệnh ngoại lai thứ 6 trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay.July 10 at 5:08 pm