Số lượng hàng lậu quá lớn nên lực lượng Quản lý thị trường phải mất hơn 1 ngày kiểm đến. Sản phẩm hàng lậu vô cùng đa dạng, từ chăn ga các loại đến quần áo, kem đánh răng, ấm đun nước, mỹ phẩm...
Tin tức mới nhất ngày 18/7, báo Người Lao Động dẫn lại thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, Tổ công tác 368 (Tổ công tác về Thương mại điện tử) phối hợp với Cục QLTT Hà Nội sau khi tiến hành kiểm tra đã phát hiện một kho hàng với số lượng lớn sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ ở Hà Nội.
Theo thông tin ban đầu, vào ngày 16/7 sau khi kiểm tra Cơ sở kinh doanh nằm trong khuôn viên Cảng ICD Mỹ Đình (số 17 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lực lượng QLTT đã phát hiện số lượng lớn các mặt hàng được đóng gói trong bao tải, thùng carton và túi nilon, bên ngoài dán các thông tin về các chủ hàng để chuẩn bị chuyển phát.
Do số lượng hàng hóa quá lớn, lực lượng QLTT đã mất hơn 1 ngày kiểm đếm hàng.
Được biết, Cơ sở này thuộc Công ty TNHH Một thành viên chuyển phát nhanh Thuận Phong (chi nhánh Hà Nội) do ông FANG HONG YUAN (Quốc tịch Trung Quốc) đứng đầu. Trụ sở chính của Công ty nằm tại 199 đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP HCM.
Do số lượng hàng hóa quá lớn, lực lượng QLTT đã mất hơn 1 ngày kiểm đếm hàng, phát hiện tổng cộng hơn 100.000 sản phẩm và hơn 20 bao hàng đang tiếp tục kiểm đếm. Các mặt hàng vô dùng đa dạng, gồm: đồ gia dụng các loại, mỹ phẩm dưỡng da, mặt nạ, dầu gội, dầu xả, xịt khoáng, chăn ga các loại mang nhãn Zara Home, quần áo Adidas, ấm đun nước điện, kem đánh răng, bóng đèn xe, máy tập thể lực, sữa bột, cao xoa bóp, táo sấy khô...
Ngoài ra, bên trong còn có các sản phẩm tiết kiệm điện (đã được cơ quan truyền thông và cơ quan chuyên môn cảnh báo là lừa dối người tiêu dùng), các miếng dán giảm cân, tiêu mỡ chưa đóng bao bì. Tuy nhiên, bên cạnh lại có bao bì kèm theo, có mã vạch ghi sản xuất tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Tổng cộng hơn 100.000 sản phẩm và hơn 20 bao hàng hóa đang được tiếp tục kiểm đếm.
Doanh nghiệp chỉ cung cấp được duy nhất 1 hóa đơn giá trị gia tăng số 0000274 ngày 2-7-2020 kèm tờ khai hải quan số 103339218401 về 340 máy tập bụng TOSHIKO trong tổng số hàng trên. Thế nhưng khi đối chiếu dễ dàng phát hiện không phù hợp về kích thước và chủng loại.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng QLTT cũng đã phối hợp với các đơn vị đại điện pháp lý của các nhãn hàng đang được bảo hộ tại Việt Nam như Zara, Adidas… để xác nhận hàng thật, hàng giả. Theo QLTT nhận định, đây là vụ việc vận chuyển và tiêu thụ hàng lậu điển hình để lừa dối người tiêu dùng thông qua việc lợi dụng công nghệ số, thương mại điện tử và loại hình kinh doanh bưu chính.
Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19… là 1 trong 4 vấn đề được Quốc hội xem xét lựa chọn để thực hiện giám sát chuyên đề năm 2023.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, “việc dịch bệnh cơ bản được kiểm soát đã củng cố niềm tin, sự an toàn của người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội”.
Nhiều bạn đọc phản ánh, cơ sở làm đẹp Lavian (591 Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, TP.HCM) chỉ được cấp phép về chăm sóc da nhưng lại tư vấn cho khách hàng về dịch vụ gây mê, xâm lấn như nâng ngực, cắt mí ... phóng viên đã vào cuộc tìm hiểu thực hư câu chuyện.
Một khảo sát được tiến hành từ tháng 12/2021-11/2022 tại thành phố Kobe (Nhật Bản) cho thấy nhiều người mắc hội chứng COVID kéo dài gặp khó khăn vì những người xung quanh không hiểu bệnh tình của họ.
Quốc hội sẽ xem xét, quyết định Chủ trương đầu tư 5 Dự án hạ tầng giao thông: Đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Đường Vành đai 3 TP.HCM; Đường bộ cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu; Đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Trải qua rất nhiều thăng trầm, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có những bước tiến rất dài và với chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Hoa Kỳ, quan hệ đối tác toàn diện và sự tin cậy giữa hai nước đã có bước phát triển rất căn bản.