Nghe quảng cáo nhiều nhưng bạn đã thực sự hiểu làm đẹp bằng lăn kim tế bào gốc là gì?

Hiện nay, lăn kim tế bào gốc được xem là phương pháp làm đẹp da chuyên sâu, hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ bạn cũng sẽ phải gánh hậu quả nặng nề từ phương pháp làm đẹp này.
14:04 | 28/06/2019

Sự kết hợp của 2 phương pháp

 

Trước hết, ta cần tìm hiểu về 2 khái niệm: Lăn kim và tế bào gốc.
 
Lăn kim là một phương pháp làm đẹp an toàn và cho hiệu quả cao trong việc điều trị các vết sẹo rỗ nông trên da. Phương pháp này sử dụng con lăn hoặc bút lăn kim chuyên dụng, gồm nhiều đầu kim có kích thước bằng nhau, để tác động lên da mặt. Những tác động này sẽ tạo các tổn thương nhỏ trên da, kích thích da tự sản sinh collagen, elastin và các chất nền để thúc đẩy quá trình tự lành vết thương, làm đầy sẹo rỗ.
 
Tế bào gốc là những tế bào có thể phân ra, tạo thành nhiều tế bào mới hoặc tạo ra những loại tế bào khác. Hiện có 2 dạng tế bào gốc được sử dụng nhiều trong thẩm mỹ làm đẹp da đó chính là tế bào gốc tự thân (PRP) và các chế phẩm từ tế bào gốc có nguồn gốc từ động vật. Khi thoa tế bào gốc lên da sẽ kích thích quá trình tăng sinh tế bào, tái tạo da, làm lành vết thương và đầy sẹo của cơ thể.
 
Phương pháp lăn kim tế bào gốc là sự kết hợp hai phương pháp lăn kim và thoa tế bào gốc. Nhờ các tổn thương do kim lăn gây nên, collagen sẽ dễ dàng thẩm thấu sâu vào trong da và phát huy công dụng gấp nhiều lần so với việc chỉ thoa collagen lên da như thông thường. Cũng nhờ mang nhiều công dụng tốt cho da nên phương pháp lăn kim tế bào gốc ngày càng được nhiều người yêu thích và tin chọn.
 
Lăn kim tế bào gốc là gì?
Nhiều người lựa chọn lăn kim tế bào gốc để làm đẹp da
 
Nói chung, mục đích của phương pháp này là tạo những vi tổn thương trong da nhằm kích thích tái tạo da cũng như làm tăng sản xuất collagen và tân sinh mạch máu. Những vi kim lăn tạo các vết thương “giả”, kích thích cơ thể hoạt hóa cơ chế sửa chữa, lành thương, gồm 3 giai đoạn (giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo).
 
Qua đó, kỹ thuật này giúp tái tạo lớp biểu mô, tăng biểu hiện các yếu tố tăng trưởng, kích thích sản xuất collagen và tân sinh mạch máu, góp phần cải thiện những tình trạng lão hóa da, sẹo lõm trứng cá.
 
Ngoài ra, lăn kim còn giúp phá vỡ một phần các bó sợi xơ trong sẹo mụn trứng cá, sẹo bỏng/ sau chấn thương. Đồng thời, lăn kim còn tạo những kênh nhỏ vào trong lớp bì, giúp thấm nhập chất qua da tốt hơn. Do đó, khi thực hiện lăn kim có thể phối hợp với các hoạt chất điều trị giúp tăng hiệu quả trong cải thiện các vấn đề da.
 

Tại sao nhiều người "hỏng mặt" khi lăn kim tế bào gốc?

 

Tốt như vậy nhưng thời gian qua, nhiều chị em lại gặp biến chứng sau khi lăn kim tế bào gốc, có thể kể đến như:
 
Tình trạng mụn tồi tệ hơn: Sau lăn kim, một số trường hợp nổi mụn nhiều hơn, mụn lây lan khắp da mặt.
 
Da bị ngứa, nổi mẩn, sưng đỏ cũng là một trong những biến chứng của lăn kim không đúng cách. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, nhiếm trùng, lở loét.
 
Da loang lổ, nám da, sẹo mụn do các đầu kim lăn thường bén nhọn, nếu người thực hiện lăn kim cho bạn không nắm chắc kỹ thuật lăn kim, có thể sẽ tạo thành các sẹo dây (sẹo thành vệt trắng, dài, giống vết xước), da loang lỗ, nám. Những sẹo này là tổn thương vĩnh viễn, không thể điều trị được.
 
Lăn kim tế bào gốc là gì?
Lăn kim cũng là bí quyết làm đẹp của cô nàng nóng bỏng Kim Kardashian
 
Các bệnh về nhiễm trùng da, có thể lây nhiễm HIV/AIDS: Đầu kim lăn chỉ được sử dụng duy nhất một lần, vì gây ra những tổn thương giả trên da, nên nếu sử dụng một đầu kim nhiều lần có thể gây ra nhiễm trùng, lây nhiễm các bệnh về máu hay thậm chí nhiếm HIV/AIDS.

Những biến chứng khó lường kể trên có thể gây ra do những nguyên nhân sau:
 
Lựa chọn kim lăn không phù hợp với tình trạng da: Mỗi loại da, tình trạng da đều cần phù hợp với kích thước đầu kim khác nhau. Nếu lựa chọn đầu kim không đúng kích thước có thể khiến tình trạng da tồi tệ hơn.
 
Quy trình lăn kim không hợp vệ sinh sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng gây sưng tấy, lở loét.
 
Lăn kim tế bào gốc là gì?
Lở loét da sau lăn kim là biến chứng thường gặp
 
Kỹ thuật lăn kim không đúng cách sẽ khiến những tổn thương giả biến thành thật, để lại sẹo, nám, sạm trên làn da.
 
Chu trình lăn kim quá ngắn: sau khi lăn kim da cần có thời gian để hồi phục, nếu bạn quá nôn nóng lăn kim khi da chưa lành sẽ khiến da tổn thương sâu hơn, gây ra những biến chứng như trên.
 
Chăm sóc sau lăn kim không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra việc nhiễm trùng, nhiếm khuẩn cho da. Ngoài ra việc không bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời cũng khiến da đen sạm, thâm nám.
 
                                                                                              Như Quỳnh (t/h)
comment Bình luận