Khi trẻ bị dị ứng với lúa mì

Chất gây dị ứng là một chất vô hại với hầu hết mọi người, trừ khi họ bị dị ứng với nó. Dị ứng với lúa mì liên quan đến kháng thể IgE (immunoglobulin) phản ứng với ít nhất một trong các protein.
11:04 | 25/08/2020

Bệnh dị ứng với lúa mì và gluten

Ngày càng có nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng với chất gluten trong thức ăn có thành phần lúa mì (chất này kích thích thành ruột và có thể dẫn đến rối loạn dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng, thiếu máu, v.v…). Nếu trẻ có những triệu chứng này, bạn nên đem trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và khám chữa (thông qua xét nghiệm máu) xem trên thực tế đây là triệu chứng bệnh dị ứng với lúa mì hay bệnh dạ dày, vì các triệu chứng của hai bệnh này khá giống nhau.

Cần làm gì nếu dị ứng gluten? | VnEconomy

Nếu chưa có kết luận chính thức của bác sĩ, đừng vội vàng bắt bé kiêng khem các thức ăn có chứa gluten hay được làm từ lúa mì vì điều này có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng ở bé.

Nếu bác sĩ cho rằng bé phải thực hiện một chế độ ăn uống không có gluten, nghĩa là trẻ phải hoàn toàn tránh các loại ngũ cốc và thực phẩm có chứa lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen, lúa mạch và triticale. Như vậy, trong các bữa ăn của trẻ sẽ hoàn toàn không có bánh mì, ngũ cốc ăn sáng, bánh ngọt, bánh quy và mì ống, v.v... Vì trên thực tế, lúa mì có mặt hầu hết trong các loại thực phẩm, nên sẽ không dễ dàng khi con bạn phải tuân thủ một chế độ ăn không có lúa mì và chất gluten.

8 Loại Thực Phẩm Dễ Gây Dị Ứng Cho Bé Mẹ Cần Tránh - Nuôi Dạy Con ...

Nhưng đừng vội thất vọng. Thịt, các sản phẩm từ thịt, cá, các loại đậu và sữa đều tốt cho sức khỏe và không có chứa gluten. Bên cạnh đó bạn cũng còn vô số các lựa chọn khác chẳng hạn như gạo, bắp (ngô), khoai tây, sắn, kiều mạch, kê, cao lương, đậu nành, quinoa (diêm mạch - được trồng nhiều ở Nam mỹ) , rau dền... để đa dạng hóa bữa ăn của bé và giúp bé có đủ chất. Hãy đọc kỹ nhãn mác và thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm mà bạn mua để chế biến thức ăn cho bé nhé.

comment Bình luận