Cảnh giác trước thông tin quảng cáo thổi phồng, sai sự thật về Bonigut
Khảo sát của phóng viên cho thấy, website có tên miền: https://benhnamgioi.net.vn/bonigut-an-nhan-cuu-giup-cuoc-doi-toi-khoi-dau-don-cua-benh-gut đang quảng cáo Bonigut với nội dung: "Có Bonigut - Bệnh gút của tôi biến mất như một giấc mơ".
Trên thực tế, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh có thể chữa dứt điểm hoàn toàn bệnh gout. Gout được xếp vào danh sách các bệnh nan y, người bệnh phải sống chung cả đời. Vậy mà, một số website lại ngang nhiên khẳng định bệnh gout biến mất như một giấc mơ sau khi dùng Bonigut quảng cáo trên mạng.
Trên website của Công ty Botania đang phân phối sản phẩm BoniGut.
Được biết, Công ty TNHH Botania (bà Phạm Thị Thanh Thuỷ làm đại diện pháp luật) địa chỉ tại số 204H Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình (TP. Hà Nội) hiện đang phân phối sản phẩm BoniGut.
Dược sĩ Phạm Thanh Thủy - CEO Công ty Botania phát biểu trong "Đêm nhạc tri ân khách hàng". Nguồn ảnh: Báo Sức Khoẻ Đời sống.
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) từng khẳng định trên Báo Dân trí: "99% quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng xã hội là sai sự thật".
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, tất cả những quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khẳng định là "giải pháp hoàn hảo", "chữa khỏi"... đều lừa dối người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Thanh Phong khẳng định: "Nhiều sản phẩm quảng cáo rất bậy bạ, phản cảm về công dụng như "uống sản phẩm giúp "cái ấy" dài tới 20 cm" hay "U70 thoải mái chiến liên tục"...
Một số TPCN quảng cáo nổ về công dụng "trĩ nặng mấy gặp tôi cũng hết" trong khi sản phẩm chỉ được cấp phép nhuận tràng, giảm nguy cơ táo bón; hay sản phẩm hỗ trợ xương khớp, gout... "nổ" công dụng như "thần dược" là "trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp", "tạm biệt bệnh gout chỉ vài tuần" trong khi gout là bệnh mãn tính chưa thể chữa khỏi hoàn toàn".
Ông Phong cho biết, các sản phẩm đa số đều được Cục An toàn thực phẩm cấp giấy phép, nhưng chỉ được cấp phép quảng cáo với nội dung hỗ trợ, bổ sung chứ không chữa khỏi bất kỳ căn bệnh nào. Vậy mà khi quảng cáo, nhà sản xuất đã cố tình nói vống công dụng sản phẩm, đó là có tác dụng giúp thoát khỏi bệnh này, bệnh kia.
Xác nhận nội dung quảng cáo của Cục An toàn thực phẩm cho sản phẩm BoniGut.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 23/1/2019, Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 00161/2019/ATTP-XNQC cho Công ty TNHH Thiết bị y tế Minh Duy về Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniGut có nội dung: "Giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric ra ngoài cơ thể, giảm acid uric trong máu, làm giảm nguy cơ và các triệu chứng bệnh gout". Như vậy, Cục An toàn thực phẩm không hề cấp phép cho những nội dung quảng cáo "đặc trị", bệnh gout "biến mất"... như thông tin trên mạng.
Tháng 7/2020, Bộ Y tế có Văn bản số 3220/BYT-ATTP gửi Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an đề nghị triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc lĩnh vực quản lý của các bộ.
Theo đó, qua việc thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm, Bộ Y tế đã phát hiện nhiều hình thức vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Cụ thể, sai phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thần dược, như thuốc chữa bệnh, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Thậm chí, có những quảng cáo không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung và quảng cáo không đúng nội dung đã được xác nhận; quảng cáo lợi dụng hình ảnh của giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ, hoặc người nổi tiếng…
Trước thực trạng trên, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đối với các cơ sở hoạt động theo phương thức bán hàng đa cấp, thương mại điện tử; Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chấn chỉnh tình trạng các văn nghệ sĩ, diễn viên, người của công chúng tiếp tay cho hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm; Bộ Công an chỉ đạo xử lý các vụ việc vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng có dấu hiệu hình sự, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng...

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng
Nhiệt độ cao kéo dài tại nhiều địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là người lao động làm việc ngoài trời. Tình trạng say nắng, say nóng, thậm chí đột quỵ có thể xảy ra nếu cơ thể phải tiếp xúc lâu với môi trường oi bức hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Việc nhận biết sớm các nguy cơ và chủ động phòng tránh là điều hết sức cần thiết trong thời điểm này.May 5 at 2:11 pm -
Cà Mau: Sôi nổi sự kiện thể thao, du lịch “Hương rừng U Minh” năm 2025
Sáng 1/5, tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức sự kiện thể thao, du lịch “Hương rừng U Minh” năm 2025. Hoạt động thu hút hơn 650 vận động viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến từ các sở, ban, ngành trong tỉnh tham gia.May 2 at 10:35 am -
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm