Cẩn trọng với thông tin quảng cáo TPCN trị gout Hoàng Thống Phong

Gout là căn bệnh nan y chưa có bất cứ một nghiên cứu nào khẳng định có thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, nhiều website ngang nhiên quảng cáo TPCN Hoàng Thống Phong như một "thần dược" trị gout.
6:45 | 08/09/2020

Cẩn trọng với thông tin quảng cáo TPCN trị gout Hoàng Thống Phong

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhiều lần cho biết, phần lớn quảng cáo thực phẩm chức năng/TPBVSK qua mạng xã hội không đúng sự thật. Để nhận diện vi phạm quảng cáo, nếu thấy bất cứ một trong những dấu hiệu sau, người tiêu dùng có quyền nghi ngờ về sai phạm quảng cáo.

Quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng lại khẳng định chữa dứt điểm bệnh nọ, bệnh kia, quảng cáo "đẩy lùi" bệnh tật...

Nếu thấy bất cứ một trong những dấu hiệu như trên, người tiêu dùng có quyền nghi ngờ về thông tin sản phẩm

TPCN Hoàng Thống Phong trên website có tên miền: https://benhgut.com.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chi-nam-mot-cho-vi-dau-gut-cu-ong-da-kiem-soat-benh-thanh-cong-nho-cach-nay.html?cpa_tid=01EHKPK88DFDZCFM2NBKZ5JTQC&_tp=11&tpn=4&dmn=tuoitre.vn&utm_source=adx-HTP-Banner-PC&utm_medium=cpc&utm_campaign=adx-HTP&utm_content=adx-HTP-Banner-PC là một ví dụ. Theo đó, website này đang quảng cáo nội dung: "2 năm bệnh gút không tái phát nhờ dùng thảo dược".

Công dụng của TPCN Hoàng Thống Phong: "Giảm khớp trong 2 ngày đầu tiên, nồng độ axit uric giảm, sau 6 tháng 88,9% người có nồng độ axit uric ở ngưỡng bình thường, không có cơn gout sau 6 tháng, tác động vào nguyên nhân sâu xa của bệnh gout".

Thực tế, thực phẩm chức năng (hay còn gọi là TPBVSK) vốn là một sản phẩm tốt, hỗ trợ cho việc phục hồi, duy trì hoặc tăng cường chức năng nào đó của một hoặc nhiều bộ phận cơ thể. Ngoài ra sản phẩm có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật… Vì thế, người tiêu dùng không tẩy chay thực phẩm chức năng nhưng không tin vào quảng cáo sai sự thật chữa bệnh nọ bệnh kia.

Nhiều đơn vị luôn quảng cáo nói quá công dụng của thực phẩm chức năng, TPBVSK trong khi đây là sản phẩm chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế, thực phẩm chức năng, TPBVSK nên tuyệt đối không được ghi là thuốc, có tác dụng điều trị bệnh, thay đổi chức năng bộ phận cơ thể người.

TPCN Hoàng Thống Phong được quảng cáo sai sự thật lừa dối người tiêu dùng

Quảng cáo quá mức khiến người tiêu dùng tin theo, lúc họ mắc bệnh thay vì đến bệnh viện, họ lại tin vào quảng cáo dùng sản phẩm đó để chữa bệnh. Hậu quả bệnh bệnh sẽ nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh, thậm chí với một số bệnh như ung thư sẽ mất đi “cơ hội vàng”, khi bệnh đã bước sang giai đoạn muộn”- PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong cảnh báo.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Phong: "Tất cả các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo trên mạng xã hội, dùng thư tín bệnh nhân, hình ảnh cơ sở y tế, danh nghĩa cơ quan y tế, hình ảnh bác sĩ, có công dụng chữa bệnh nọ bệnh kia hay đẩy lùi bệnh là hoàn toàn sai sự thật, người dân tuyệt đối không mua. Thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ chứ không thể điều trị dứt bệnh. Cục ATTP sẽ tăng cường thanh tra, hậu kiểm, kịp thời phát hiện những vi phạm để xử lý theo quy định, đồng thời công khai những trang web quảng cáo sai sự thật về sản phẩm để người tiêu dùng biết.

Việc lừa dối quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, là những hành vi bất chấp luân thường đạo lý. Vì tin vào quảng cáo thực phẩm chức năng có thể chữa được bệnh nên người bệnh không đến bệnh viện, không chữa trị theo phác đồ Bộ Y tế hướng dẫn. Khi dùng thực phẩm chức năng không khỏi, người bệnh quay lại bệnh viện thì đã quá muộn, bệnh đã ở giai đoạn muộn, can thiệp cũng không còn hiệu quả cao”.

Hoàng Thống Phong sai phạm do Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo tại Cục An toàn thực phẩm

Đáng nói, Hoàng Thống Phong do đơn vị chịu trách nhiệm chính là Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu, và Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế. Trong đó, Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế (địa chỉ: Số 9 Lô A Tổ 100 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành Phố Hà Nội) là đơn vị công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm. Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu là đơn vị tiếp thị sản phẩm.

Trước đó, vào tháng 5/2020, qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên internet và môi trường mạng, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên các đường website/facebook: https://benhvirus.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tang-cuong-he-mien-dich-chia-khoa-vang-giup-phong-tranh-virus-corona.html; https://www.facebook.com/subac.AE/post/1003061130026016 đang quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Subạc vi phạm, nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; quảng cáo không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định, sau đó là Kim Thần Khang, Ích Giáp Vương...

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu (địa chỉ: Số 171 Chùa Láng, P.Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo tại Cục An toàn thực phẩm.

Quá trình hậu kiểm, Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu không thừa nhận các website nêu trên của Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm su bạc  trên các trang mạng nêu trên.

Ngay cả nhân viên telesale trực tiếp tư vấn cho khách hàng của một công ty kinh doanh TPCN cũng khẳng định tất cả các sản phẩm đều bị nói khống, nhiều nơi còn cho nhân viên tư vấn giả làm bác sĩ để lừa lọc người dân. Doanh số càng cao thì tiền thưởng càng lớn, có sinh viên kiếm được cả 50 triệu đồng 1 tháng từ chính hành vi lừa lọc của mình. Thực chất, công dụng sản phẩm rất bình thường nhưng bị nói không lên thành thành dược chữa bệnh. Nhiều bạn nghỉ việc vì nghĩ công việc này quá thất đức.

Như tất cả các đơn vị kinh doanh sản phẩm khác, khi cơ quan chức năng hỏi đến thì tất cả các website sai phạm này đều không thuộc của công ty và công ty không chịu trách nhiệm về chất lượng. Vậy người chịu thiệt chắc chắn là người bệnh? Vì vậy, người dùng nên cẩn trọng, sáng suốt hơn khi mua bất cứ một loại TPCN nào đang quảng cáo tràn lan trên thị trường.

comment Bình luận