Biến thể Omicron giỏi hơn trong việc phá vỡ khả năng miễn dịch

Biến thể Omicron giỏi hơn trong việc phá vỡ khả năng miễn dịch của những người được tiêm chủng so với biến thể Delta
Kể từ khi phát hiện ra biến thể Omicron vào tháng 11/2021, các nhà khoa học đã chạy đua để tìm hiểu xem liệu nó có gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn hay không và tại sao nó lại có vẻ dễ lây lan hơn so với biến thể Delta thống trị trước đây.
Trên lý thuyết, virus có thể dễ lây truyền hơn do một số lý do, chẳng hạn như thời gian tồn tại trong không khí, khả năng bám vào tế bào hoặc trốn tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể.
"Phát hiện của chúng tôi xác nhận rằng sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron chủ yếu có thể là do khả năng trốn tránh miễn dịch, chứ không phải là sự gia tăng khả năng lây truyền cơ bản vốn có" – các nhà nghiên cứu trên cho biết.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người được tiêm chủng nhắc lại ít có khả năng truyền virus hơn, bất kể là biến thể nào, so với những người không được chủng ngừa.
Được biết, 78% người Đan Mạch đã được tiêm phòng đầy đủ, trong khi gần 48% trong số đó đã được tiêm mũi "tăng cường" thứ ba.
Mặc dù dễ lây lan hơn, nhưng biến thể Omicron dường như ít gây ra bệnh nghiêm trọng hơn" - Giám đốc kỹ thuật của SSI Tyra Grove Krause cho biết.
Theo thống kê từ dữ liệu Đan Mạch, trong tổng số 93 người nhập viện do nhiễm COVID-19 từ Omicron vào cuối tháng 12, chưa đến 5 người đang được chăm sóc đặc biệt, dữ liệu của Đan Mạch cho thấy.
Ngày 4/1, Chủ tịch Viện Khoa học Nga Alexander Sergeyev nhận định rằng đại dịch COVID-19 hiện nay sẽ trở thành bệnh theo mùa, bắt đầu từ năm 2022. Ông Sergeyev cho rằng tình hình hiện nay có vẻ giống như những năm 1960, khi dịch cúm Hong Kong gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, với nhiều người mắc bệnh nặng.
Tuy nhiên, vaccine và thuốc điều trị đã "xuất hiện" đúng lúc và người dân thế giới đã chung sống với bệnh cúm trong 60 năm nay. Ông Sergeyev khẳng định phác đồ điều trị tốt, đáng tin cậy, dịch COVID-19 có thể sẽ bắt đầu giống như bệnh cúm thông thường ngay trong năm 2022.
Đề cập đến tỷ lệ tử vong do mắc COVID-19 tại Nga tương đối cao, ông Sergeyev cho biết nguyên nhân là do tỷ lệ người dân tiêm chủng thấp và hầu hết những người tử vong đều chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm