Bác sĩ quân y thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch

Không ngại khó, không sợ trở thành F0, những y bác sĩ về mang quân hàm xanh đã xông pha, góp sức ở trận tuyến đầu để “chia lửa” cùng đồng đội tại “chiến trường” phía Nam.
17:20 | 22/12/2021

Trưa 23/8/2021, năm chuyến bay chở 1.100 bác sĩ, học viên, điều dưỡng của Học viện Quân y hỗ trợ TP.HCM và các tỉnh phía Nam phòng chống dịch COVID-19 đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất.

Đây là đợt xuất quân lớn nhất của Học viện Quân y từ trước đến nay khi dịch bùng phát tại nước ta. Đoàn lần này gồm 64 bác sĩ, 73 cán bộ điều dưỡng, 759 học viên, sẽ chia thành 341 tổ quân y cơ động.

Bác sỹ quân y thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch - Ảnh 1.

Đội ngũ trẻ Học viện Quân y đến TP.HCM với đầy nhiệt huyết quyết tâm chống dịch.

Bác sỹ quân y thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch - Ảnh 2.

Mỗi người với chiếc balô cá nhân chứa dụng cụ y tế đủ cơ số xuống địa bàn cùng dân chống dịch. Ảnh: Tự Trung

Trước đó, Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 5D, Bộ Quốc phòng cũng tổ chức lễ ra quân, lên đường làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 5D trực thuộc Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) được thành lập lâm thời có quy mô 500 giường bệnh, biên chế 130 cán bộ nhân viên chiến sĩ, do BV Quân y 105 chủ trì, phối hợp với Quân khu 7, Viện Y học cổ truyền Quân đội và một số đơn vị triển khai xây dựng tại ký túc xá ĐHQG TP Hồ Chí Minh, TP. Dĩ An (tỉnh Bình Dương).

Bác sỹ quân y thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch - Ảnh 3.
Bác sỹ quân y thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch - Ảnh 4.

Giây phút chia tay đồng đội lên đường vào tâm dịch làm nhiệm vụ. Ảnh: N.Thắng

Trước thông tin về tình hình dịch bệnh ở miền Nam ngày một căng thẳng, Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Thuần (nhân viên điều dưỡng ở Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác) chủ động gặp lãnh đạo khoa đề xuất nguyện vọng được tham gia lực lượng phòng chống dịch của đơn vị.

Chị Thuần được phân công tham gia điều trị và chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 mức độ nặng và rất nặng tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 5G.

Bác sỹ quân y thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch - Ảnh 5.

Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y động viên, giao nhiệm vụ cho các nữ quân nhân lên đường vào Nam chống dịch, tháng 8/2021.

Bác sỹ quân y thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch - Ảnh 6.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thuần chăm sóc nữ bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm 5G. Ảnh: Nguyễn Minh

Các trạm y tế lưu động gồm các y bác sĩ quân y được thiết lập tại TP HCM trong bối cảnh số F0 tăng cao. Khi ấy, việc điều trị cho F0 tại nhà là trụ cột đầu tiên trong chiến lược điều trị 2 trụ cột nên các trạm này được lập ra nhằm quản lý, chăm sóc bệnh nhân cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác, giúp người dân nhanh chóng tiếp cận y tế.

Thời gian qua, các trạm lưu động đã giúp F0 tại nhà được theo dõi, tư vấn, phát thuốc, cấp cứu kịp thời khi trở nặng, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong tại TP HCM.

Bác sỹ quân y thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch - Ảnh 7.

Tổ quân y cơ động của Học viện Quân y hỗ trợ Trạm y tế lưu động phường 11, quận Bình Thạnh, TP HCM chăm sóc F0 tại nhà. Ảnh: Quỳnh Trần

Bác sỹ quân y thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch - Ảnh 8.

Tối 18/12 vừa qua, Bệnh viện Quân y 175 đã tổ chức buổi giao lưu chào mừng 77 năm Ngày thành lập quân đội Nhân dân Việt Nam và tri ân cán bộ, nhân viên tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19, Bệnh viện Quân y 175 được triển khai thần tốc và đi vào hoạt động cuối tháng 7/2021.

comment Bình luận