Tăng cường quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
Phát biểu khai mạc, TS Hoàng Thị Thanh Nhàn – Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên – Môi trường cho biết, diễn đàn nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý về quản lý khu dự trữ sinh quyển, hướng dẫn về xây dụng quy chế và kế hoạch quản lý, bảo vệ môi trường khu dự trữ sinh quyển. Giúp tỉnh Kiên Giang hiểu rõ hơn về yêu cầu và quy định pháp lý trong nước và quốc tế đối trong việc quản lý, bảo tồn khu dự trữ sinh quyển, giúp các nhà quản lý nắm bắt được thực trạng quản lý khu dự trữ sinh quyển tại địa phương. Từ đó rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp lý về khu dự trữ sinh quyển, góp phần tăng cường quản lý hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đối với khu dự trữ sinh quyển nói chung và khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang nói riêng.
Theo ông Huỳnh Vĩnh Lạc - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang: Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang được UNESCO công nhận vào năm 2006 có tổng diện tích gần 1,2 triệu ha, trải dài 10 huyện/thị từ Hà Tiên đến U Minh Thượng và Phú Quốc. Trong đó, vùng lõi 37.000 ha, vùng đệm 172.000 ha và vùng chuyển tiếp 978.000 ha, với 3 vùng lõi chính, gồm: Vườn Quốc gia Phú Quốc (khu bảo tồn biển Phú Quốc), Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Ban Quản lý rừng Kiên Giang, khu bảo tồn loài sinh cảnh Phú Mỹ.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang với 7 hệ sinh thái và 22 dạng sinh cảnh đặc trưng cho vùng nhiệt đới như: Hệ sinh thái cây lá rộng thường xanh, san hô, núi đá vôi, rừng tràm ngập nước theo mùa, đồng cỏ, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Hệ động thực vật phong phú, hơn 2.400 loài, trong đó, động vật khoảng 913 loài với 95 loài quý, hiếm được ghi trong sách đỏ và 57 loài đặc hữu; thực vật gần 1.500 loài, với 118 loài quý, hiếm được ghi trong sách đỏ và 60 loài đặc hữu.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang có 160 di tích lịch sử, trong đó, 52 di tích được xếp hạng và nhiều hoạt động như: Nghiên cứu khoa học, bảo tồn, giáo dục môi trường, hợp tác quốc tế. Đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học cho Việt Nam, khu vực và thế giới; là khu vực trọng điểm nghiên cứu khoa học của hầu hết các viện nghiên cứu, trường đại học,…
Tuy nhiên, việc phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang còn gặp nhiều khó khăn như: công tác tuyên truyền vận động có tập trung thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao nhất là việc chấp hành pháp luật của người dân liên quan đến đất đai khu bảo tồn; kêu gọi đầu tư, đề tài dự án bảo tồn, đa dạng sinh học còn hạn chế; công tác bảo tồn, cứu hộ, phát triển sinh vật chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật hạn chế,…
Ông Huỳnh Vĩnh Lạc chia sẻ, hiện nay, khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang đang trong giai đoạn kiểm tra, đánh giá thực trạng biến động tài nguyên và đa dạng sinh học. Qua diễn đàn này, Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang được giới thiệu tổng quan về các quy định quản lý liên quan tới khu dự trữ sinh quyển; hướng dẫn xây dựng quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường đối với khu dự trữ sinh quyển; hướng dẫn xây dựng báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm dự án “Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam và phân vùng khu dự trữ sinh quyển”; xây dựng kế hoạch truyền thông, nâng cao nhận thức và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển.
Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà khoa học và đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận về hiện trạng, công tác quản lý và giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang.
Như Ngọc
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Krông Bông – Đắk Lắk: Khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân xã Cư Pui
Ngày 7/12, tại xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, một chương trình nhân ái đã được tổ chức nhằm hỗ trợ 500 đối tượng chính sách, hộ nghèo và gia đình có người thân chuẩn bị nhập ngũ năm 2025. Sự kiện này không chỉ mang lại sự chăm sóc y tế mà còn lan tỏa tinh thần đoàn kết và truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc.December 10 at 1:42 pm -
Cà Mau: Truyền thông “Tìm hiểu kiến thức Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2024
Ngày 8/12, tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức sự kiện truyền thông “Tìm hiểu kiến thức Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2024.December 10 at 1:42 pm -
Quảng Nam: Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em tuyến huyện, xã thuộc dự án 7 cho hơn 50 cán bộ y tế và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể tuyến huyện, xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.December 9 at 3:01 pm -
Tây Ninh triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A đợt 2 năm 2024
Vừa qua, tỉnh Tây Ninh tổ chức đồng loạt tại 94 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh cho trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi uống Vitamin A đợt 2 năm 2024.December 9 at 3:01 pm