Xót xa hình ảnh cháu bé bị bỏng trong vụ ném bom xăng ở Bình Dương: Sơ cứu bỏng xăng thế nào?

Thông tin về tình hình sức khỏe nạn nhân vụ ném bom xăng khiến 2 trẻ bị bỏng ở Bình Dương hôm 18/5. Một trẻ bị bỏng 10% đã được xuất viện còn 1 trẻ 3 tuổi bị bỏng sâu mức độ II tới 25% vẫn được tích cực điều trị.
15:36 | 29/05/2020
Ngày 29/5, Khoa bỏng - Chỉnh trực của Bệnh viện Nhi Đồng 2 thông tin về tình hình sức khỏe của cháu bé nặng nhất trong vụ ném bom xăng khiến 2 trẻ bị bỏng ở Bình Dương hôm 18/5.
 

Một trẻ bị bỏng sâu, nhiễm trùng nặng

 
Hai nạn nhân là anh em trai cùng một nhà. Bé lớn N.T.Đ (9 tuổi), sau hơn 1 tuần điều trị với vết phỏng ở nhiều nơi, chiếm khoảng 10% diện tích cơ thể đã bình phục và xuất viện. Riêng bé N.T.C (3 tuổi), bị phỏng ở vùng mặt, 2 tay, 2 chân và vùng bụng với diện tích khoảng 25% với mức độ phỏng sâu độ II gây đau đớn và nhiễm trùng nặng.
 
Xót xa hình ảnh cháu bé bị bỏng trong vụ ném bom xăng ở Bình Dương: Sơ cứu bỏng xăng thế nào là đúng

Sáng ngày 28/5, các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc cắt mô da hoại tử của bé. Dự kiến, bé còn phải tiếp tục cắt lọc và ghép da nếu vết phỏng tiến triển xấu hơn. Điều trị cho trường hợp này, các bác sĩ tiên lượng các di chứng sau này, nhất là sẹo co rút vùng bàn tay, bàn chân sẽ là thách thức không hề nhỏ với cả bệnh nhi, gia đình và đội ngũ y bác sĩ.
 
Xót xa hình ảnh cháu bé bị bỏng trong vụ ném bom xăng ở Bình Dương: Sơ cứu bỏng xăng thế nào là đúng
Cháu bé 3 tuổi bị bỏng sâu ở tứ chi, nguy cơ để lại di chứng nặng nề
 
Xót xa hình ảnh cháu bé bị bỏng trong vụ ném bom xăng ở Bình Dương: Sơ cứu bỏng xăng thế nào là đúng
 
Xót xa hình ảnh cháu bé bị bỏng trong vụ ném bom xăng ở Bình Dương: Sơ cứu bỏng xăng thế nào là đúng

Như đã đưa tin trước đó, khoảng 21h ngày 18/5 đối tượng Nguyễn Văn Tuấn (SN 1995, ngụ tỉnh An Giang) đến dãy nhà trọ Hương Lan trên đường N5, khu phố Bình Thuận 2 (phường Thuận Giao) để tìm gặp vợ cũ là chị Phạm Thị Ngọc Huệ (SN 1997).

Khi đến nơi, Tuấn thấy chị Huệ đang ngồi trước cửa phòng trọ nói chuyện với chị Nguyễn Thị Thanh Hằng, Bùi Thị Yến Nhi, Nguyễn Thanh Hiền, Nguyễn Tấn Phú. Lúc này, Tuấn gọi chị Huệ trước căn kiot của chị Nguyễn Thị Nam để nói chuyện.
 
Clip cận cảnh nhóm thanh niên ném bom xăng. Video: người dân cung cấp.

Khi đang nói chuyện, Tuấn thấy chị Nguyễn Thị Thanh Hằng (con gái chị Nam) đang cầm điện thoại nên tưởng chị Hằng đang quay phim khiến hai bên xảy ra cãi vã. Thấy vậy, anh Nguyễn Tấn Phú (người nhà chị Nam) đến căn ngăn thì Tuấn và anh Phú xô xát.

Không chịu thua, Tuấn bỏ về phòng trọ và rủ các đối tượng: Nguyễn Minh Nhí (SN 1989), Nguyễn Văn Vũ (SN 1998), Nguyễn Văn An (SN 1995); Huỳnh Văn Sang (SN 1984); Đặng Thanh Tùng (SN 1988) và Đặng Thanh Điền (SN 1990) tìm đánh anh Phú và chị Hằng.

Khi đến nơi, Tuấn và các đối tượng dùng gậy gỗ lao vào đánh anh Phú. Điền cầm 2 quả bom xăng ném vào trong căn nhà trọ gây cháy nổ lớn. Lúc này trong nhà trọ đang có 2 bé trai là con của chị Nam đang chơi. Hai bé bị bỏng nặng được đưa đi cấp cứu.

Sơ cứu bỏng xăng thế nào là đúng cách?


Theo bác sĩ Phạm Văn Gia, nguyên Phó giám đốc Viện Bỏng Quốc gia, bỏng xăng xếp loại bỏng do nhiệt khô. Do xăng khi cháy có nhiệt độ rất cao nên thường gây bỏng sâu, để lại di chứng nặng nề.

Bỏng do xăng có những điểm nguy hiểm khác biệt so với bỏng thông thường như từ dầu ăn, nước sôi. Nếu không chữa trị đúng cách, vết thương thường rất lâu khỏi. Bỏng rộng có thể dẫn đến hoại tử thứ phát, độ bỏng sâu hơn, co kéo bề mặt da tạo sẹo xấu. Nguy hiểm hơn, vết thương có thể bị nhiễm trùng gây nhiễm trùng máu, suy thận, suy đa tạng, ảnh hưởng đến tính mạng.
 
Bác sĩ Phạm Văn Gia hướng dẫn sơ cứu bỏng xăng đúng cách:

Việc đầu tiên cần làm là dập tắt lửa từ xăng nên lưu ý, không dùng nước. Vì xăng nổi lên trên nước sẽ tiếp tục bốc lửa, lan rộng, khiến nạn nhân bỏng nặng hơn. Cách tốt nhất dùng chăn, ga trùm lên nạn nhân nhanh chóng.
 
Ngay sau khi dập lửa, cần giảm nhiệt tại chỗ bị bỏng cho nạn nhân bằng cách dội nước sạch từ 30-60 phút liên tục, phương pháp này giúp nạn nhân không bỏng sâu hơn.
 
Lưu ý giữ cho vết bỏng sạch, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, không làm vỡ chỗ phỏng nước. Tuyệt đối không tự ý bóc các phần quần áo, da dính vào vết bỏng.
 
Dùng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch phủ lên vết bỏng, nhanh chóng đưa nạn nhân đến viện điều trị, không tự điều trị tại nhà.
 
Khoa Bỏng - Chỉnh trực Bệnh viện Nhi Đồng 2 trung bình tiếp nhận 3-5 ca bỏng ở nhiều mức độ khác nhau mỗi ngày và thường xuyên thực hiện các ca cắt lọc, ghép da bỏng điều trị cho các bệnh nhi. Có những trường hợp sau cắt lọc phải truyền máu, truyền dịch, có những trường hợp bỏng quá nặng, bệnh nhi không qua khỏi, có những trường hợp có di chứng co rút sau phỏng…

Đối tượng trẻ nhỏ khi bị bỏng sẽ phải chịu di chứng hết sức nặng nề. Do đó cha mẹ cần chú ý, quan tâm và hết sức đề phòng các tai nạn liên quan đến phỏng để các em nhỏ yêu thương không phải chịu nỗi đau suốt đời.
 
Xem thêmXót xa bé trai 2 tuổi ngã vào nồi lẩu đang sôi, hành động này của bố mẹ sẽ cứu mạng trẻ bị bỏng
 
Theo Hà Ly/SKCĐ
 
comment Bình luận