Vú đau và căng cứng có phải là dấu hiệu mang thai không?

Những nguyên nhân nào khiến vú đau và căng cứng? Vú đau và căng cứng có phải dấu hiệu mang thai? Hiện tượng đau vú khi mang thai ở mức độ nào là an toàn?
10:47 | 08/07/2019

Vú đau và căng cứng do đâu?

 
Kinh nguyệt: Đây là nguyên nhân phổ biến của hầu hết các trường hợp đau ngực. Tuyến vú của chị em phụ nữ thường bị đau trước và trong kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 3-7 ngày. 

Cho con bú: Sau sinh, các bà mẹ bắt đầu cảm nhận rõ rệt hiện tượng vú đau và căng tức do sữa tràn về. Nếu sữa dồn về quá nhiều mà người mẹ không cho bé bú hoặc không tìm cách vắt sữa ra sẽ gây cảm giác căng tức vô cùng khó chịu, thậm chí khiến người mẹ sốt nhẹ, kèm tê ngứa bàn tay. Mặt khác, khi trẻ lớn hơn bú nhiều hơn khiến hầu hết bà mẹ có cảm giác đau, rát núm vú.

Mặc áo ngực không đúng cỡ: Mặc áo ngực quá chặt có thể khiến bạn tức ngực, đau nhức phần cổ, vai. Gọng áo lót siết quá chặt cũng gây khó thở, ảnh hưởng tới tư thế ngồi và cột sống.
 
Vú đau và căng cứng có phải dấu hiệu mang thai không?
Mặc áo ngực quá chật hoặc chế độ tập luyện quá nặng có thể khiến vú bị tổn thương

Tập thể dục quá sức: Tập luyện ở mức độ hợp lý, luôn mặc áo ngực thể thao (sport bra) để tránh ngực vận động quá nhiều, gây ra hiện tượng đau tức.

Giảm hoặc tăng cân đột ngột: Theo các bác sĩ, tuyến vú là cơ quan đầu tiên phản ứng với sự thay đổi cân nặng của cơ thể. Khi bạn tăng cân đột ngột, tuyến vú sẽ xuất hiện những vết rạn, sưng đỏ tuy nhiên đừng lo lắng vì điều này là hoàn toàn bình thường. 

Ăn quá nhiều muối: Nghe có vẻ không liên quan nhưng ăn quá mặn có thể gây đau tức vú. Đó là chưa kể, thói quen ăn mặn tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm.

Uống quá nhiều cà phê: Một nghiên cứu tại đại học Duke, California (Mỹ) đưa ra thống kê 61% phụ nữ có triệu chứng đau nhức thuyên giảm khi ngừng nạp vào cơ thể caffeine, 25% hoàn toàn không còn dấu hiệu tức ngực khi không uống cà phê. Các nhà khoa học lý giải, caffeine khiến mạch máu trong vú căng phồng gây cảm giác đau tức nặng nề.

 


Hội chứng buồng trứng đa nang: Đây là hội chứng do rối loạn hormone thường gặp ở phụ nữ gây tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mọc lông mặt, da dầu, nổi mụn hoặc tăng cân bất thường. Hội chứng này cũng khiến tuyến vú của chị em thường xuyên đau và căng cứng ngay cả khi không phải kỳ kinh nguyệt. Hãy nói với bác sĩ về các biểu hiện mà bạn gặp phải để được tư vấn.
 
Vú đau và căng cứng có phải dấu hiệu mang thai không?
Trong nhiều trường hợp vú đau và căng cứng cảnh báo bệnh tật

Viêm da, dị ứng: Chị em phụ nữ có thể nhận thấy tuyến vú đau kèm biểu hiện kích ứng như da bị bong tróc, da đỏ hoặc nứt nẻ, ngứa dai dẳng, nhiều lông hoặc phồng rộp. Đây là dấu hiệu của dị ứng do tác nhân bên ngoài hoặc viêm da dị ứng. Vòng hai của chị em có thể bị dị ứng với áo lót mới chất liệu không thấm mồ hôi hay dị ứng với kem dưỡng da, kem tẩy lông hoặc nước hoa, nước xả vải lưu trên quần áo.

U nang ngực: Tình trạng u nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ ngoài 30 tuổi và trung niên. U nang vú có thể lành tính hoặc ác tính. Một số trường hợp không gây đau, một số khác u vú phình to gây đau tức cho bệnh nhân. 

Đau vú do ung thư thường đi kèm với nổi cục hạch ở nách và tuyến vú, vùng da xung quanh vú sẫm màu; đầu núm vú bị tụt vào trong có khi đau chảy mủ... Khi phát hiện có bất thường ở tuyến vú hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh trường hợp ung thư ác tính.
 

Vì sao phụ nữ mang thai hay bị trĩ? Mẹo hay giúp bà bầu đối phó căn bệnh thầm kín này

 

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu mang thai không?


Vú đau và căng cứng có phải dấu hiệu mang thai không?


Cảm giác thay đổi ở tuyến vú có thể khiến chị em lo ngại mắc ung thư vú. Nhiều người khác lại thắc mắc, vú đau và căng tức có phải dấu hiệu mang thai? 

Sự thay đổi ở vú là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Sau 2-3 ngày thụ thai, bạn đã có thể nhận hấy sự thay đổi ở tuyến vú. Các biểu hiện rõ rệt nhất xuất hiện khi thụ thai được 1-2 tuần và kéo dài vài tuần sau đó.
 
Vú đau và căng cứng có phải dấu hiệu mang thai không?
Vú đau và căng cứng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm

Ban đầu chị em phụ nữ chỉ cảm nhận nóng, rát hoặc ngứa nhiều ở vú nên phần lớn trường hợp không biết mình đã mang thai. 

Sau đó, các biểu hiện vú đau và căng cứng do mang thai xuất hiện rõ hơn như: Đau, căng tức vú đặc biệt đau ở phần nhũ hoa; vác gai gạo quanh đầu ngực nổi rõ hơn; nhũ hoa lớn hơn, quầng vú và đầu nhũ hoa sậm màu; tĩnh mạch các vùng da quanhg ngực thay đổi.

Ngoài các biểu hiện này, trong suốt thời gian mang tuyến vú của bà bầu sẽ thay đổi rõ rệt về kích cỡ. Các mô ngực phát triển nhanh khiến vú tăng kích cỡ có thể gây rạn nút vùng da quanh vú.

Vào các tháng cuối thai kỳ, tuyến vú có thể xuất hiện hiện tượng tiết sữa non là chất lỏng màu vàng, có lớp màng dính và đóng cục quanh nhũ hoa.
 

Bà bầu có cảm giác vú đau và căng cứng nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, bắt đầu rõ rệt từ tuần thứ 4 tuần thứ 6. Hiện tượng đau tức vòng 2 ở cuối thai kỳ thường do sự phát triển của tuyến sữa không có gì đáng lo ngại.

Khi bà bầu có biểu hiện đau tức vú kèm khó thở, cơn đau ở ngực lan xuống 2 cánh tay gây ra mỏi hoặc đau ngực kèm sốt, hoa mắt chóng mặt, đổ mồ hôi là những dấu hiệu bất thường cần lập tức đi khám bác sĩ.
 
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/07/08/thay-doi-nguc-khi-me-mang-thai_08072019082839.mp4[/presscloud]
Những thay đổi ở ngực khi mang thai. Video: Eva.vn
 
 
Hà Ly (T/h)
comment Bình luận