Viêm tai giữa kín đáo ở trẻ em: Tại sao trẻ nhỏ dễ mắc viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một vấn đề rất cần cảnh báo cho các bậc phụ huynh đã không đánh giá được sự nguy hiểm của bệnh lý này bởi vì bệnh có thể diễn biến trầm lặng mang đến sự tổn thương thính giác lâu dài cho trẻ.
9:49 | 19/02/2019

\"\"
Nội soi hút rửa mủ dịch viêm mũi xoang và vòi nhĩ để điều trị viêm mũi họng vòi tai trên.

Vòi nhĩ là đường nối thông vòm mũi họng với tai giữa : ơ người lớn vòi này chếch 45 độ với phương ngang, dài khoảng 3,7 cm. Ở phía

họng các cơ mở và thắt vòi nhĩ hoạt động chắc chắn. Ở trẻ em vòi này chỉ chếch với phương nằm ngang 10 độ, ngắn hơn và cơ thắt mở vòi yếu ớt. Ơ trẻ em khi mũi họng viêm nhiễm niêm mạc mũi họng có phản ứng viêm tiết dịch rất nhạy cảm. Vì đặc điểm sinh lý và cấu trúc này các viêm nhiễm vùng mũi họng có phản ứng rầm rộ và vì vậy qua trình viêm nhanh chóng lan đến tai giữa. Cấu trúc vòi nhĩ này còn là điều kiện rất dễ dàng cho dịch từ dạ dày thực quản của trẻ dễ trào từ mũi họng lên tai giữa.

Viêm tai giữa màng tai đóng kín là một vấn đề rất cần cảnh báo cho các bậc phụ huynh đã không đánh giá được sự nguy hiểm của bệnh lý này bởi vì bệnh có thể diễn biến trầm lặng mang đến sự tổn thương thính giác lâu dài cho trẻ.

Có hai thể loại viêm tai giữa chínhở trẻ em: viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa mạn. Viêm tai giữa khó phát hiện nhất là thể loại màng tai đóng kín, dịch ứ bên trong hòm tai và cả các khoang thông bào của xương thái dương. Bệnh lý này còn có tên gọi khác là viêm tai keo, hay viêm tai tiết dịch với tên gọi quốc tế là Otitis Media with Effusion (OME). OME là dạng bệnh diễn ra thầm lặng ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến ở tuổi nhỏ do đặc điểm giải phẫu và bệnh lý tai mũi họng. Bệnh nhi thường được tình cờ phát hiện khi trẻ được khám nội soi tai mũi họng do có các triệu chứng nổi bật khác như chảy mũi kéo dài tái đi tái lại, ho hoặc có thể kèm theo nôn trớ do dịch trào ngược từ thực quản lên mũi hong. Có triệu chứng điển hình của viêm tai giữa tiết dịch là nghe kém và đau tai nhưng hai triệu chứng này không được bộc lộ vì trẻ nhỏ không thể thông báo cho phị huynh biết. Khi bệnh diễn biến lâu nghe kém hai tai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.Trong khoảng gần một thập kỷ qua việc sử dụng kháng sinh bị lạm dụng đã làm cho triệu chứng viêm tai giữa cấp có thay đổi, trẻ thường không sốt, mủ trong tai có thể không được phát hiện, cũng không tự vỡ. Tần suất viêm tai giữa cấp xuất hiện thưa thớt hẳn và ngược lại tình trạng viêm tai giữa mủ nhưng màng tai đóng kín lại tăng lên.

\"\"

Nội soi tai cho thấy ngay hình ảnh dịch mủ viêm trong tai giữa được phản ánh trên hình ảnh màng nhĩ căng phồng với mầu hồng xạm của mủ bên trong, hoặc có hình mức nước mức mủ, hoặc có sắc xạm và lõm xuống thành trong của hòm tai giữa gây ra do xẹp màng nhĩ. Đo nhĩ đồ sẽ cho thấy một biểu đồ tắc vòi nhĩ và nghe kém kiểu truyền âm.

Cả hai thể bệnh này ở giai đoạn cuối có biểu hiện bệnh giông nhau là mủ ứ lại bên trong tai giữa, bệnh luôn phát triển trên một nền nhiễm khuẩn mũi họng tái diễn từng đợt với một tỷ lệ khá cao bệnh nhi có chứng nôn trớ do dịch trào ngược thực quản. Dịch trào ngược này luôn dâng lên mũi xoang vào tai giữa, khiến cho trẻ bị nhiễm khuẩn chéo giữa đường ăn và tai mũi họng, gây nên một vòng viêm không dứt.

Điều trị ra sao? có bốn việc cùng phải phối hợp chữa đó là điều trị dẫn lưu dịch ra khỏi tai giữa , điều trị viêm mũi họng, nạo VA để tránh tắc vòi tai và chống trào dịch thực quản.

1/ Chích rạch màng nhĩ ở góc trước dưới hoặc sau dưới, mở đường dẫn lưu dịch viêm ra ngoài rồi đặt vào vị trí chích rạch này một ống thông khí bằng plastic có đường kính nhỏ khoảng 1 mm 14, để thông khí và dẫn lưu dịch tiếp tục từ tai giữa ra ngoài ống tai ngoài. Sau khi đặt ống thông khí bệnh nhi sẽ nghe được như bình thường. Ống thông khí để lưu trong tai giữa đến khi nào hết chức năng ống sẽ tự đẩy ra ngoài và màng tai tự liền, sức nghe hoàn toàn bình thường.

2/ Nội soi hút rửa loại bỏ mủ dịch viêm mũi xoang để điều trị triệt để nguồn viêm nhiễm từ mũi họng, cải thiện sự thông thương vòi thông giữa mui sau và tai giữa. Hút rửa mũi xoang (với kỹ thuật Thủy Trần), cho đến khi hốc mũi trở nên thông thoáng hết viêm nhiễm.

3/ Nạo tổ chức VA quá phát vì khối tổ chức này nằm ở vòm họng gây bít tắc đường thở và bít tắc loa vòi nhĩ.

4/ Nếu trẻ có nôn chớ phải chỉnh lý chế độ ăn phù hợp và uống thuốc chống trào ngược thực quản theo chỉ dẫn.

Viêm tai giữa ơ trẻ không được chữa trị có thể để lại đi chứng nghe kém, gây chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ. Viêm tai giữa không được chữa trị có thể gây nên những biến chứng xa hơn vào tai trong vào nội sọ.

comment Bình luận