7 sai lầm khi đắp mặt nạ khiến da bị nổi mụn

Bài viết sẽ điểm qua những sai lầm cần tránh khi đắp mặt nạ để giúp đảm bảo an toàn cho làn da.
16:41 | 09/04/2020

1. Đắp mặt nạ không phù hợp với loại da

 

Như bạn đã biết, da mặt được phân thành 5 loại da khác nhau. Mỗi loại da sẽ có một số đặc điểm riêng biệt nên sẽ phù hợp với các loại mặt nạ khác nhau. Đặc biệt, với làn da mụn, da có xu hướng đổ nhiều dầu hơn, da cũng mỏng manh và nhạy cảm hơn rất nhiều. Nếu sử dụng mặt nạ không phù hợp, vùng da mụn rất dễ bị tổn thương, tình trạng mụn sẽ ngày càng nghiêm trọng và khó điều trị.
 
Đắp mặt nạ không hợp khiến da nổi mụn
Đắp mặt nạ không hợp khiến da nổi mụn
 
Đối với da mụn khi đắp mặt nạ tự nhiên nên tránh những loại trái cây có vị thuần ngọt, làm sạch kỹ mủ/nhựa (dưa chuột, nha đam, đu đủ xanh…), không lạm dụng các loại trái cây chứa nhiều axit như chanh, dâu tây, dứa…
 

2. Không làm sạch da trước và sau khi đắp mặt nạ

 

Làm sạch da là bước đặc biệt quan trọng trong quy trình chăm sóc da. Đặc biệt, trước và sau khi đắp mặt nạ, bạn cần làm sạch da kỹ càng. Bởi trước khi đắp mặt nạ, cặn bẩn và bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông sẽ ngăn cản quá trình thẩm thấu dưỡng chất vào da. Gây bít tắc lỗ chân lông và khiến da hình thành ổ viêm, gây mụn.
 
Sau khi đắp mặt nạ, da không được làm sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây lây lan vùng mụn nhanh chóng.
 

3. Đắp mặt nạ quá lâu

 

Tác hại khó lường khi đắp mặt nạ quá lâu

Tác hại khó lường khi đắp mặt nạ quá lâu

 

Theo các chuyên gia, thời gian đắp mặt nạ hiệu quả nhất là từ 15 – 25 phút. Nếu đắp mặt nạ quá nhanh, các dưỡng chất sẽ không kịp thẩm thấu vào da. Còn khi đắp mặt nạ quá lâu, các lỗ chân lông bít tắc, mặt nạ hút hết độ ẩm trên da, gây kích ứng đặc biệt cho làn da mụn.
 

4. Đắp mặt nạ quá dày

 

Đắp mặt nạ quá dày khiến lỗ chân lông bít tắc, tăng nhiệt độ trên da, kích thích dầu dừa tiết ra nhanh chóng… Điều này khiến da dễ bị nổi mẩn ngứa, mụn đỏ và viêm nhiễm trên da.
 

5. Không dưỡng ẩm sau đắp mặt nạ

 

Đắp mặt nạ chỉ là một bước dưỡng da bổ sung, không thể thay thế được các bước chăm sóc da cơ bản, đặc biệt là dưỡng ẩm. Do đó, sau khi đắp mặt nạ, bạn cần làm sạch da và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo. Nếu không, làn da sẽ bị mất dần độ ẩm, khiến quá trình dưỡng da không có hiệu quả.
 

6. Không bảo vệ da sau đắp mặt nạ

 

Chị em thường có tâm lý chủ quan, không sử dụng kem chống nắng hàng ngày. Tuy nhiên, với làn da mụn nhạy cảm, tia UV sẽ khiến da gặp vấn đề ngay sau đó.
 
Không bôi kem chống nắng dễ khiến da sạm đen
Không bôi kem chống nắng dễ khiến da sạm đen
 
Đắp mặt nạ xong da sẽ dễ bị bắt nắng, nếu không được bảo vệ, làn da sẽ nhanh chóng bị xỉn màu, thô ráp và mọc mụn. Đặc biệt, nó khiến quá trình phục hồi da mụn khó khăn hơn rất nhiều vì cấu trức da đã bị phá hủy phần nào.
 

7. Dùng mặt nạ không đảm bảo chất lượng

 

Mặt nạ không có thành phần rõ ràng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa tàn dư thuốc bảo vệ thực vật… sẽ rất nguy hại đối với làn da, đặc biệt là da nhạy cảm như da mụn.
 
Do đó, tốt nhất chị em nên sử dụng mặt nạ có nguyên liệu tự nhiên hoặc sử dụng mặt nạ phù hợp với làn da nhạy cảm, lựa chọn kỹ càng.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2020/04/06/[Sheis.vn] Những Điều Cần Biết Khi Dùng Mặt Nạ Giấy ♡ Phần 1_06042020210700.mp4[/presscloud]
Những điều cần biết khi dùng mặt nạ giấy. Nguồn: Sheis
 
 
Như Quỳnh (t/h)
comment Bình luận