\'Tương lai chúng ta có đảm bảo được nếu lượng rác thải nhựa tăng lên?\'

Tương lai chúng ta có thể nguy hiểm nếu lượng rác thải nhựa vào môi trường ngày càng tăng lên.
11:41 | 23/10/2019
Nhựa bị vứt bỏ ra môi trường gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững. Nhằm nâng cao nhận thức xã hội với rác thải nhựa, sáng ngày 22/10/2019, tại Hà Nội, Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Không để nhựa thành rác”.
 
Phát biểu khai mạc buổi hội thảo PGS.TS Nguyễn Thị Chính - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam nhấn mạnh: "Để hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, hôm nay Trung ương Hội Giáo dục GDCSSKCĐ đã tổ chức hội thảo khoa học “Không để nhựa thành rác".
 
Hội thảo quy tụ các nhà khoa học nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn, về môi trường; các chuyên gia đang làm công tác quản lý, nghiên cứu tại Bộ Tài nguyên và Môi trường… để làm sao thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng một cách tốt nhất".

PGS.TS. Nguyễn Thị Chính, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam.

"Ở trong siêu thị hay bất cứ nơi đâu, các túi nilon, chai nhựa chúng ta sử dụng đều gây ô nhiễm rất nghiêm trọng, nó phân hủy rất khó. Vậy chúng ta làm thế nào để xử lý vấn đề này, nhà nước ta có những cơ chế như thế nào đáp ứng với vấn đề xử lý rác thải nhựa này một cách tốt nhất", PGS.TS. Nguyễn Thị Chính nói tiếp.
 
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Chính, ở nước ngoài họ giáo dục cho người dân thu gom, xử lý, rác thải nhựa như thế nào thì nước ta sẽ làm được.
 
"Tôi hy vọng chúng ta sẽ có những kiến nghị, đề nghị lên cấp trên có những cơ chế, chế tài đi vào lòng dân, phát huy tốt trách nhiệm của các nhà khoa học để thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một cách tốt nhất", PGS.TS. Nguyễn Thị Chính phát biểu.
 
Cũng tại buổi hội thảo, bà Dương Hồng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã chia sẻ 1 số nghiên cứu về việc tái chế sử dụng rác thải nhựa.
Bà Dương Hồng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

"Trong nhựa luôn có các phụ gia để tăng tính tốt của nhựa như khả năng dẻo hóa, chống cháy...Tuy nhiên, sau này người ta nhận ra rằng một số phụ gia không có khả năng phân hủy và gây ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến động vật, sau này là con người.
 
Chúng tôi đã nghiên cứu sự có mặt của các phụ gia này trong môi trường đất, nước, không khí và trong môi trường sống xung quanh như cá...thì cho thấy hiện tượng ô nhiễm môi trường của chúng ta kém hơn khá nhiều so với các nước đã phát triển", bà Dương Hồng Anh nói.
 
"Tuy nhiên, có một số hợp chất như PPDE ở các làng nghề tái chế và tái chế rác thải điện tử thì chúng tôi nhận thấy những chất này ô nhiễm đối với người trực tiếp sản xuất, những cư dân sống trong khu vực gần đó thì trội hơn đáng kể so với các khu vực khác có ô nhiễm trên thế giới. Đây là việc chúng ta cần phải quan tâm", bà Hồng Anh phân tích.
 
Theo bà Hồng Anh, qua quá trình nghiên cứu từ năm 2009 thi vi nhựa không phải tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe. Vi nhựa đóng vai trò tập trung các chất ô nhiễm trong mỗi trường nước biển và nó đưa các chất đó vào chuỗi thức ăn của con người.
 
"Sau khi các con cá con ăn vi nhựa vào người, vi nhựa không tiêu hóa được. Các chất độc hại sẽ đi vào trong các mô sinh học còn các vi nhựa được thải ra ngoài. Các chất độc hại đi qua 2 môi trường là môi trường nước và các hạt vi nhựa gián tiếp mang vào. Mặc dù hiện nay con đường đi qua các hạt vi nhựa kém hơn hẳn so với môi trường nước nhưng trong tương lai chúng ta có đảm bảo được nếu lượng rác thải nhựa tăng lên.
 
Con cá lớn lại ăn con cá con và con người ăn con cá lớn. Con người đứng cuối cùng trong chuỗi thức ăn và khả năng hấp thu các chất độc hại trong môi trường qua các hạt vi nhựa khiến chúng ta đáng phải lưu tâm", bà Hồng Anh nói thêm.
 
"Chúng tôi nghĩ rằng, những thông tin liên quan đến vấn đề ô nhiễm gây ra bởi rác thải nhựa 1 cách trực tiếp hay gián tiếp với môi trường khi được cung cấp 1 cách đủ tin cậy, khoa học thì đối với các nhà quản lý sẽ có hoạch định chính xác.
 
Còn đối với cộng đồng cần phải kết hợp hiệu quả và đúng mực với truyền thông để tránh gây hoang mang dư luận. Người dân có thể hiểu được rằng, bản thân họ có thể gây lên ô nhiễm và ô nhiễm này chúng ta là người đầu tiên chịu ảnh hưởng", bà Hồng Anh phát biểu.

Toàn cảnh buổi hội thảo khoa học “Không để nhựa thành rác”.

Mỗi năm lượng chất thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lầndiện tích bề mặt trái đất, trong đó 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đạidương. Việt Nam hiện đang đứng thứ 17 trong 109 quốc gia về lượng phát thảinhựa phát sinh hằng năm.
 
Chất thải nhựa đang hằng ngày tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và sự phát triển bền vững quốc gia. Với mỗi túi nilonhoặc mảnh nhựa, cần khoảng thời gian trung bình từ 200 năm đến 300 năm để phân hủy, do đó, khi tồn tại ngoài môi trường chất thải nhựa làm trầm trọng hơnvấn đề ô nhiễm môi trường, là nguyên nhân gây ra cái chết đau đớn cho các loài động vật đặc biệt là các loài động vật biển, chim biển, gây nên những hệ quảkhôn lường về sự tồn tại của các giống loài và sự cân bằng sinh thái…
 
Nhận thức được tác hại của chất thải nhựa gây ra, Năm 2018, Liên Hợp quốc đã phát động phong trào giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon. Năm 2019, tại Diễn đàn kinh tế thế giới, nguyên thủ các nước và lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia đã cam kếtmạnh mẽ về chống chất thải nhựa.
 
Ngày 25 tháng 4 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã gửi thư kêu gọi cả nước hành động giải quyết vấn đề chất thải nhựa. Nhận thức được sứ mệnh trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng chất thải nhựa toàn cầu, Việt Nam, một thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, đã cam kết hành động giảm thiểu chất thải nhựa để bảo vệ môi trường sinh thái biển và đại dương.
 
Năm 2017, Việt Nam chính thức gia nhập danh sách 127 quốc gia thông qua Nghị quyết của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc về xử lý rác thải nhựa và rác thải biển. Năm 2018, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada, Thủ tướng Chính phủ cũng đã cam kết hành động cũng như kêu gọi hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề nhựa trên biển.
 
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào chống chất thải nhựa trên toàn quốc, nhiều cơ quan, tổchức, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân đã có các hoạt động thiết thực, hiệu quả để giảm thiểu và chống chất thải nhựa như Bộ Y tế, Bộ Công Thương,thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hội An, Liên minh chống chất thải nhựa, Liên minh tái chế bao bì Việt Nam.v.v. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR). Việc quản lý chất thải nhựa không tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong CTRSH là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay. Trong tham luận này, tôi xin tập trung nêu về các vấn đề về chất thải nhựa trong CTRSH.

 

Đinh Huy

comment Bình luận