Trải lòng của nữ bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19 hơn 1 tháng chưa về nhà

Sợ lây nhiễm cho cả nhà nên TS.BS. Đỗ Thị Phương Mai - Phó trưởng Khoa nhiễm khuẩn Tổng hợp (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương) cho biết, kể từ đầu tháng 3 đến nay, bà chưa về thăm gia đình.
11:43 | 08/04/2020
Bệnh viên Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội tính cho đến chiều ngày 7/4, đã có 11 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh và xuất viện.
 
Trải lòng của nữ bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19 hơn 1 tháng chưa về nhà
Quá trình điều trị cho các bệnh nhân, bệnh viện đã tham khảo nhiều phác đồ điều trị của nước ngoài. Sau đó, cùng với hội đồng chuyên môn, họ nghiên cứu những phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Băn khoăn, trăn trở lớn nhất của khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp là làm sao để có phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh, không phải đưa xuống khoa Cấp cứu.
 
Trải lòng của nữ bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19 hơn 1 tháng chưa về nhà
 Ths.BS Đỗ Thị Phương Mai - Phó trưởng Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp

Theo Ths.BS Đỗ Thị Phương Mai - Phó trưởng Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương), các bệnh nhân mắc COVID-19 có nhiều thay đổi bất thường trong quá trình điều trị. Xét nghiệm Realtime-PCR có thể cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2, nhưng sau đó lại cho kết quả dương tính. Hay, quá trình điều trị, bệnh nhân có thể sốt hoặc gặp phải các tác dụng phụ của thuốc… Do đó, bệnh viện luôn cố gắng giúp đỡ bệnh nhân không gặp phải những tác dụng phụ của thuốc hoặc chấp nhận tác dụng phụ của thuốc một cách nhẹ nhàng hơn.
 
Để làm tìm ra phương án điều trị, theo Ths.BS Đỗ Thị Phương Mai, toàn bộ những người tham gia vào điều trị cho bệnh nhân ngày nào cũng phải ngồi cùng với nhau hội ý về từng trường hợp, từng bệnh nhân và có sự hỗ trợ của hội đồng chuyên môn Bộ Y tế.
 
Trải lòng của nữ bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19 hơn 1 tháng chưa về nhà

Các y, bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương lấy mẫu bệnh phẩm về chiều 7/4.

 

Thời gian qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tìm những loại thuốc và liều lượng thích hợp với người Việt Nam, có tác dụng phụ phù hợp. Cụ thể như thuốc Aluvia là thuốc được dùng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV. Loại thuốc này là 1 trong những thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã và đang phát triển việc định lượng virus SARS-CoV-2. Nếu định lượng được virus thành công, các bác sỹ sẽ xác định được bệnh nhân nhiễm virus dương tính yếu đến mức độ nào, đánh giá được phác đồ điều trị có đáp ứng với tình trạng bệnh và có hiệu quả hay không.
 
Trải lòng của nữ bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19 hơn 1 tháng chưa về nhà
Các bác sĩ túc trực ngày đêm và luôn trang bị thiết bị bảo hộ chống dịch

Thực tế, tại khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp hiện đang có 39 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, do đó các cán bộ, nhân viên của khoa phải chia thành 2 tốp để thay đổi nhau. Như vậy, mỗi tốp sẽ làm trong vòng 14 ngày, 1 tốp sẽ có 3 bác sĩ và 8 điều dưỡng, mọi người làm việc liên tục trong 14 ngày.

"Hoàn toàn cả 2 tốp này đều ăn nghỉ tại bệnh viện. Bởi sau khi làm xong 14 ngày sẽ ra cách ly 14 ngày.

Sau 14 ngày cách ly đảm bảo thì lại vào làm việc tiếp để thay cho tốp kia. Hiện, chúng tôi vẫn có 1 đội ở bên ngoài chuẩn bị tinh thần, nếu cả 2 tốp trong viện đều mệt mỏi thì tốp dự phòng sẽ vào để thay...", Ths.BS Phương Mai chia sẻ.
 
Ths.BS Mai tâm sự, hơn 1 tháng nay bà chưa về nhà vì sợ nếu trong người có bệnh sẽ lây nhiễm sang hàng xóm, rồi người thân trong gia đình. Hầu như 24/24, các bác sĩ bệnh viện luôn đeo khẩu trang.

Nói về việc bác sĩ đầu tiên của bệnh viện nhiễm COVID-19, đã được công bố khỏi bệnh trong chiều 7/4, bác sĩ Mai nói, có rất nhiều vấn đều xung quanh việc này. Vị bác sĩ đó luôn cảm thấy áy náy, trăn trở về việc để bản thân lây bệnh, cũng như lo lắng xem có đồng nghiệp nào bị lây không.
 
 
 Minh Tú (t/h)
comment Bình luận