Lợi ích tuyệt vời của hạt lạc với người bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường cần kiêng các loại củ giàu tinh bột, đường hay thực phẩm giàu chất béo. Với loại củ nhiều tinh dầu và chất béo như củ lạc, vậy người tiểu đường có ăn được lạc không?
11:38 | 29/02/2020
Vốn là một loại củ dân dã nhưng lạc được mệnh danh là “quả trường sinh” bởi những thành phần dinh dưỡng quý giá, có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm. Giàu chất béo như vậy thì liệu bệnh nhân tiểu đường có ăn được lạc không?
 

Lợi ích quý giá của củ lạc


Lạc rất giàu chất béo không bão hòa có tác dụng tốt trong phòng chống các bệnh tim mạch. Các chất chống oxy hóa mạnh, điển hình là axít oleic giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 35%.
 
Ăn lạc giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu nhờ thành phần niacin giúp tăng cường trí nhớ. Các chất này còn có thể cắt giảm những cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó, lạc chứa polyphenol tự nhiên, ngoài việc giảm cholesterol, bảo vệ tim còn chống lão hóa rất tốt.
 
Tiểu đường có ăn được lạc không

Lạc rất giàu dầu thực vật chứa chất teta-sitoserol không những giúp chống lại bệnh tim mạch bằng cách can thiệp vào sự hấp thụ cholesterol mà còn có khả năng chống lại các tế bào ung thư.
Còn trong Đông y, lạc có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, tiêu đờm, điều hòa huyết khí, tiêu sưng, lợi tiểu, tăng tiết sữa. Lạc dùng trong nhiều phương thuốc chữa sưng chân, thiếu sữa, táo bón, huyết áp cao, viêm thận…

Người tiểu đường có được ăn lạc không?


Không ít ý kiến thắc mắc, với thành phần giàu chất béo như vậy liệu người tiểu đường có nên ăn lạc. Thực tế người tiểu đường dù phải kiêng khem khắt khe những vẫn cần đảm bảo sự cân bằng giữa chất đạm, chất béo, đường, vitamin và muối khoáng.

Theo các chuyên gia, lượng protein trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường nên cao hơn người bình thường, ở mức 15% - 20% (người bình thường là 12% -14%). Nguồn cung cấp protein nên kết hợp cả protein động vật (cá, thịt, sữa, trứng…) với protein thực vật (đậu, đỗ, lạc, vừng…).
 
Người bệnh tiểu đường cũng rất cần chất béo, để bù đắp sự thiếu hụt do glucid bị cắt giảm. Do vậy, người bệnh nên tiêu thụ axit béo bão hòa có trong các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu mè, dầu lạc…). 
 
Tiểu đường có ăn được lạc không
 
Thực tế trong hạt lạc có chứa đến 44% - 56% chất béo, chủ yếu là chất béo không bão hòa đa và đơn, tạo nên axit oleic và linoleic rất cần thiết cho người bệnh tiểu đường.

Ưu điểm khác của lạc là chứa lượng carbohydrate thấp (khoảng 13% - 16% ). Vì giàu tính đạm, ít đường, giàu chất béo… nên lạc có chỉ số đường thấp, người bệnh tiểu đường ăn lạc mà không cần quá lo lắng về chỉ số đường huyết. Ngoài ra, lạc rất giàu vitamin và khoáng chất khác như magie, vitamin E, niacin, phốt pho… Với những thành phần dinh dưỡng như trên, người bệnh tiểu đường nên đưa lạc vào thực đơn hàng ngày.

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard đăng trên Tạp chí Hội Y khoa Mỹ, chất béo có trong lạc chủ yếu thuộc loại chưa bão hòa, giúp ổn định insulin và đường huyết. Mặt khác, nhờ những thành phần dinh dưỡng đa dạng, lạc giúp làm hạn chế cảm giác thèm ăn ở người bệnh, giảm lượng thực phẩm tiêu thụ, từ đó giảm nguy cơ tăng cân béo phì và tiểu đường.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2020/02/27/Nguyên nhân gây tiểu đường_27022020162558.mp4[/presscloud]
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
 
 
Hà Ly (t/h)
 

comment Bình luận