Thị trấn kỳ lạ nhất thế giới coi cái chết là “bất hợp pháp”

Tại thị trấn Longyearbyen (Na Uy), chết đột ngột đươc coi là hành vi bất hợp pháp. Còn với những người ốm đau bệnh tật sẽ được đưa đến bệnh viện ở thành phố khác an dưỡng, đến khi chết sẽ được chôn ở thành phố đó.
10:32 | 29/05/2020
Longyearbyen là thị trấn nằm trên hòn đảo hẻo lánh Svalbard, Na Uy, ở 78 độ Bắc. Thị trấn này nằm giữa đại lục của Na Uy và Bắc Cực với hơn 2.000 người dân sinh sống. Thị trấn là điểm định cư lớn nhất và là trung tâm hành chính của Svalbard, Na Uy.
 
Do nằm ở vùng bắc cực của Na Uy – nơi có nhiệt độ quá lạnh nên khi mặt trời lặng vào ngày 5/10 hàng năm thì người dân ở đây hiểu ằng 155 ngày tiếp theo họ sẽ không nhìn thấy mặt trời nữa. Tuy nhiên, sự biến đổi khí hậu đã khiến thị trấn này đang nóng lên. Nhiệt độ vào mùa hè và mùa đông đều tăng lên.
 
Nhiệt độ trung bình ở thị trấn này khoảng – 70 độ C, nhiệt độ thấp nhất lên đến -500 độc C. Thị trấn này thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp thiên nhiên và phong tục tập quán.
 
Tuy nhiên, kể từ năm 1950, chính quyền địa phương ban bố một lệnh kỳ lạ: Đóng cửa nghĩa trang, cấm cư dân chết tại đây, chỉ chấp nhận đối với những trường hợp chết đột tử.
 
Luật lạ này với những người sống ở bên ngoài có vẻ kỳ quặc nhưng với người dân ở đây, nó là điều luật hợp lý, có nguyên nhân rõ ràng. Theo chính quyền địa phương, lòng đất của Longyearbyen đóng băng vĩnh viễn, lớp đóng băng có độ sâu từ 10 – 40 mét, kèm theo nhiệt độ quá lạnh khiến thi thể không thể phân hủy được.
 
 Thị trấn kỳ lạ nhất thế giới coi cái chết là “bất hợp pháp”
Chết trong địa phận thị trấn là điều bất hợp pháp
 
Những thi thể bị giữ nguyên trạng sẽ trở thành mồi cho gấu Bắc Cực, thậm chí có thể trở thành dịch bệnh và phát tán trong cộng đồng. Trên thực tế, vào năm 1918, một đại dịch cúm hoành hành ở châu Âu khiến 500 triệu người mắc bệnh. Khoảng 100 triệu người tử vong, trong đó không may có 11 cư dân ở thị trấn Longyearbyen. Sau một thời gian dài chiến đấu với dịch bệnh, người chết đã được đem đi chôn.
 
Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại, người dân phát hiện 11 thi thể của thị trấn ở bên dưới lớp băng dày không hề bị phân hủy dù chỉ là một chút da. Thậm chí, khi các nhà khoa học khai quật tử thi, tiến hành giải phẫu thì kết quả virus cúm trong những thi thể này cũng không hề “chết”.
 
Lo sợ dịch bệnh phát tán, cả thị trấn sẽ chìm trong tang thương nên chính quyền địa phương đã đóng cửa các nghĩa trang, ra quy định cấm người chết tại địa phương. Trong trường hợp người già ốm đau sắp qua đời sẽ được chuyển đến thành phố khác ở Na Uy bằng tàu biển hoặc máy bay để diều trị và dưỡng già. Việc chôn cất khi họ qua đời cũng được tiến hành ở thành phố đó chứ không phải tại thị trấn.
 
Cư dân cũng có thể chọn cách hỏa táng và đặt bình tro cốt tại nghĩa trang nhưng rất ít người chọn cách này bởi nó cần sự đồng ý của chính quyền địa phương. Trong thị trấn cũng không có viện dưỡng lão hay cơ sở chăm sóc người già yếu nào.
 
Giải thích về luật lệ kỳ lạ này, ông Jan Christian Meyer, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Na Uy, cho biết: “Mặt đất đóng băng vĩnh viễn không chỉ bảo quản các thi thể tránh bị phân hủy mà còn đẩy chúng lên bề mặt. Nhiệt độ giá rét cũng có thể lưu giữ căn bệnh chết người, từ đó dẫn tới nguy cơ lây nhiễm cho người dân địa phương sau này. Nếu ai đó sắp qua đời, họ sẽ được đưa vào đất liền bằng mọi cách”.
 
Thị trấn mà mặt trời không lặn trong 100 ngày
 
 
Theo Nga Đỗ/SKCĐ
comment Bình luận
bài mới cập nhật