Mẹ bầu tập thể dục như thế nào giúp thai nhi khỏe mạnh?

Mẹ bầu hoạt động thể chất đúng cách sẽ tăng cường sức khỏe cho thai nhi và giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.
20:57 | 03/03/2020
Trước khi bước vào tập luyện, chị em nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để đảm bảo thói quen tập thể dục không gây hại cho bạn và em bé. Đặc biệt, phụ nữ có quá trình mang thai phức tạp hơn như bầu sinh đôi, huyết áp cao, bệnh tim, tiền sản giật hoặc nguy cơ sinh non… càng cần phải chú ý. Phụ nữ mang thai không nên tập luyện quá sức.
 
Một kế hoạch tập thể dục mức độ nhẹ đến trung bình nên là mục tiêu lý tưởng. Đồng thời, nếu bạn không phải là người có thói quen hoạt động thể chất vào thời gian trước khi mang bầu, thì không nên đột nhiên tập thể dục cường độ mạnh. Mẹ bầu không nên duy trì quá 15 phút tập thể dục liên tục, chỉ cần duy trì 3 lần một tuần. Hãy nhớ rằng, không cứ tập luyện vất vả mới đem lại hiệu quả.
 

Mẹo tập thể dục khi mang thai

 

Chi em luôn luôn cần làm nóng cơ thể trước khi tập thể dục. Cố gắng duy trì hoạt động hàng ngày, 30 phút đi bộ mỗi ngày có thể là đủ. Nếu bạn chưa từng tập luyện trước đó hoặc thừa cân, hãy duy trì việc tập luyện 3-4 ngày trải đều trong tuần. Tránh bất kỳ bài tập vất vả trong thời tiết nóng hoặc ẩm ướt. Đặc biệt, mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước trong quá trình tập luyện, việc mất nước có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
 
Đi bộ là một bài tập tuyệt vời  đối với bà bầu. Nó như một bài tập aerobic với cường độ vừa phải, đồng thời gây ra áp lực tối thiểu trên các khớp xương. Ngoài ra, mẹ bầu có thể lựa chọn bơi lội, thể dục nhịp điệu tác động nhẹ và đạp xe trên một chiếc xe đạp đứng yên.
 
Mẹ bầu không nên hoạt động với cường độ mạnh
Mẹ bầu không nên hoạt động với cường độ mạnh
 
Mẹ bầu không nên nằm ngửa, đặc biệt là khi mang thai đã được 16 tuần. Trọng lượng của thai nhi tăng dần sẽ đè lên các mạch máu lớn và có thể khiến bạn cảm thấy khó thở, thậm chí là ngất xỉuvà từ đó giảm lưu lượng máu đến thai nhi.
 
Bà bầu tránh tham gia các môn thể thao tiếp xúc, trong đó có nguy cơ bị tấn công, chẳng hạn như kickboxing, judo, squash, tennis, bóng đá hoặc bóng bầu dục. Đồng thời, phụ nữ mang thai không nên tham gia cưỡi ngựa, trượt tuyết, khúc côn cầu trên băng, thể dục dụng cụ và đi xe đạp, bởi vì có nguy cơ bị ngã, nguy cơ xảy thai cao.
 
Đặc biệt, chị em không nên tham gia lặn biển (có bình dưỡng khí) trong khi mang bầu bởi nó dễ khiến bong bóng khí hình thành trong máu, gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Ngoài ra, các bài tập bao gồm động tác lặp đi lặp lại, nhiều động tác xoay, bước cao hoặc dừng đột ngột sẽ gây khó chịu cho khớp xương của mẹ bầu. Lưu ý quan trọng, mẹ bầu cần uống nhiều nước trong quá trình tập luyện, mặc quần áo thông thoáng và chỉ tập luyện ở những nơi mát mẻ.
 

Bài tập có lợi cho thai kỳ

 

Với phụ nữ mang thai, hãy cố gắng lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng. Chúng sẽ giúp tăng cường sức khỏe để mẹ bầu có quá trình mang thai và sinh nở được dễ dàng. Các bài tập phù hợp cũng sẽ giúp cho các khớp xương khỏe hơn, cải thiện lưu thông máu, giảm đau lưng và tinh thần thoải mái.
 
Bài tập làm giảm chứng đau lưng cho bà bầu
Bài tập làm giảm chứng đau lưng cho bà bầu
 
Khi trọng lượng thai nhi càng tăng, mẹ bầu có thể thấy rằng phần hõm ở lưng dưới nhiều hơn, điều này có thể khiến mẹ bầu bị đau lưng. Chính vì vậy, mẹ bầu có thể bắt đầu trong tư thế bò(tiếp đất bằng cả 2 chân và 2 tay) với đầu gối dưới hông, tay dưới vai, với các ngón tay hướng về phía trước và bụng nhấc cao lên để giữ lưng được thẳng.
 
Sau đó từ từ kéo trọng lượng dồn phía sau, cúi gập người về phía trước (trán, mũi chạm sàn), ngồi thoải mái trên gót chân cho phép đầu của bạn thư giãn nhẹ nhàng. Hạ ngực càng gần đầu gối càng tốt, vươn dài cánh tay ra phía trước. Giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi từ từ quay trở lại vị trí ban đầu, ngồi dậy khi thấy thoải mái.
 
Động tác này sẽ giúp giảm bớt cơn đau lưng dai dẳng, khó chịu trong suốt thời gian “mang balo ngược”. Bên cạnh đó, nó còn giúp làm giảm trứng phù nề ở chân và buồn nôn trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
 
Phần lưng luôn phải giữ thẳng
Phần lưng luôn phải giữ thẳng
 
Trong bài tập này, mẹ bầu cần giữ lưng luôn thẳng, cánh tay cũng cần vươn thẳng. Thực hiện từ từ và nhịp nhàng trong 10 lần.
 
 
Như Quỳnh (t/h)
comment Bình luận