Món ăn bài thuốc cực cần thiết cho ngày giao mùa, tăng cường sức đề kháng đẩy lùi bệnh tật

Những ngày thời tiết giao mùa là thời gian vi khuẩn phát triển nhiều nhất, lượng người bị ốm cũng tăng cao. Trong đó, sử dụng những món ăn bài thuốc nhằm tăng cường sức đề kháng là một cách phòng bệnh hữu hiệu.
9:47 | 17/10/2019
Để bảo vệ sức khỏe, cơ thể con người có một hệ thống tự "phòng thủ" đặc biệt được gọi là sức đề kháng của cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể có tác dụng như một hàng rào bảo vệ, chống lại những tác nhân đe dọa, gây hại cho cơ thể từ bên ngoài như vi khuẩn, vi trùng, khí lạnh... và giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau mỗi lần bị bệnh, tổn thương... Như vậy có thể thấy, việc tăng sức đề kháng cho cơ thể rất quan trọng. Và không có cách gì đơn giản và dễ dàng hơn việc sử dụng thực phẩm. Dưới đây là các món ăn bài thuốc giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả, phòng chống bệnh tật ngày giao mùa.
 

11 Món ăn tăng cường sức đề kháng cho cả gia đình

 

Mon-an-bai-thuoc-tang-cuong-suc-de-khang 

1. Rau bina xào thịt:

 
Giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, tăng sức đề kháng. Chất carotene trong rau bina có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, bảo vệ thị lực và sức khỏe các tế bào trên da, tăng cường khả năng phòng các bệnh truyền nhiễm.

2. Súp lơ xanh xào thịt bò:

 
Giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chứa vitamin A, vitamin C và glutathione giúp cải thiện hệ miễn dịch. Không chỉ có mùi vị thơm ngon, dễ ăn mà thịt bò và súp lơ xanh đều chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa, vitamin, đạm, sắt

3. Canh bí đỏ nấu thịt lợn

 
Bí đỏ là một thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất có ích cho cơ thể. Trong bí đỏ có chứa rất nhiều vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ. Ngoài ra bí đỏ cũng là một thực phẩm có thể dùng để nấu thành rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bồi bổ tì thận, thích hợp với người suy nhược cơ thể hoặc ăn uống kém. Phòng chống bệnh của tạng tì và tạng thận.

Canh bí đỏ nấu thịt lợn
 

4. Cháo cá diếc:

 
Theo Đông y, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn... nên được sử dụng trong nhiều chứng bệnh khác nhau. Cá diếc bổ tì, ích khí, trừ phong thấp, đau nhức giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

5. Canh bầu nấu nghêu:

 
Nghêu giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt chính vì lượng sắt trong nghêu nhiều hơn cả thịt bò nên rất bổ máu, thích hợp cho bà bầu, trẻ em và những người ốm yếu cần bồi bổ. Ăn nghêu còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp người cảm bệnh mau khỏi ốm, người bình thường thì càng khỏe mạnh hơn, ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch, đẹp da, phòng bệnh tiểu đường. Nghêu kết hợp với bầu trong cùng một tô canh vừa mát, bổ, chữa ho, cảm cúm vừa kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
 

6. Canh mướp nấu hẹ:

 
Ăn canh mướp rất bổ nhưng nhiều người còn chưa biết một điều rằng món canh mướp nấu hẹ còn có công dụng trị ho, trị cảm cúm, hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Vì bản thân trái mướp rất giàu dưỡng chất, nó kết hợp với lá hẹ (nổi tiếng trong việc hạ sốt, giải cảm) tạo thành món canh ngon và cũng là bài thuốc hay vô cùng.
 

7. Canh bí đao nấu gà rắc tiêu cay:

 
Bí đao có tính mát, có thể chữa nhiều bệnh như: hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư họng, nổi nhọt,… Bí đao đặc biệt rất có công hiệu trong phòng và điều trị các bệnh liên quan đường hô hấp, ho, khạc đờm, đái tháo đường, phù tay chân khi mang thai, bệnh gan… Còn thịt gà thì bổ, ít chất béo no, vị ngọt, tính ấm, giúp bổ trung an thai, liền xương, ngừa tích nước trong người. Vì những tính chất trên nên món canh bí đao nấu thịt gà ăn vào rất bổ, giúp khí huyết dồi dào, lưu thông trơn tru. Thậm chí còn có thể phòng và chữa được các bệnh cảm sốt, bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi...
 

8. Canh rau cải cúc nấu lá lách:

 
Mỗi lần mệt mỏi trong người, ăn không ngon miệng mà có món canh cải cúc tráng ruột tạm thời thì rất mau thèm ăn trở lại, người cũng khỏe khoắn hơn. Cải cúc chữa ho, cảm cúm rất tuyệt vời. Có thể nấu canh rau cải cúc với bất cứ thịt gì. Nhưng khi kết hợp cải cúc với lá lách có tác dụng chữa ho, bổ phế rất tốt.
 
món ăn tăng cường sức đề kháng
 

9. Canh nấm nấu gừng:

 
Nấm là món dễ nấu và còn giúp nước dùng trở nên rất ngọt. Bạn có thể mua bất cứ loại nấm nào mình thích về nấu canh chung với vài lát gừng. Ăn vào không chỉ bổ dưỡng mà còn ấm người, đỡ cảm, đỡ ho.
 

10. Canh sườn non củ cải trắng:

 
Củ cải trắng giàu chất xơ, canxi, sắt, axit folic, choline, vitamin C, B3, magie, phốt pho, kali, natri… nên rất bổ máu cho phụ nữ mang thai và con nít. Theo Đông y, củ cải có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng lưu thông hơi thở, trừ đờm, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Nhờ đó, mẹ bầu, con nít ăn canh củ cải trắng sẽ trị được bệnh viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái tháo đường, kiết lỵ...
 

11. Nghệ, gừng

 
Củ nghệ, một loại gia vị kỳ diệu, đồng thời mang lại lợi ích vi diệu cho sức khỏe. Việc ăn nghệ hàng ngày sẽ giúp làm giảm độc tố ra khỏi cơ thể. Củ nghệ có thể ngăn ngừa và điều trị những bệnh nhiễm trùng và viêm. Đối với gừng bạn có thể dùng để giảm nhẹ tình trạng đau họng, cúm, cảm lạnh hoặc các cơn đau mạn tính. Dùng thường xuyên có thể giúp kiểm soát tình trạng cảm lạnh để bệnh không tiến triển nặng.
 
Mỗi một loại thức ăn khi được chuyển hóa vào cơ thể đều có tác dụng bổ sung những chất dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, thức ăn nào dù bổ đến đâu cũng không nên lạm dụng để ăn một thời gian dài vì sẽ dẫn đến nguy cơ thừa chất hoặc thiếu chất, thậm trí gây sự “sợ hãi” cho người ăn. Vì vậy, trong gia đình nên thường xuyên thay đổi các món ăn, đặc biệt là những món ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh bệnh tật.
 
 
Nguyễn Dung (t/h)
comment Bình luận