Tâm sự 'đắng lòng' của một người con Liệt sỹ khi anh em ‘bất hoà’

Sau khi cha hy sinh trong cuộc Kháng chiến chống Pháp, năm 1976, ông Trần Ngọc Thanh được Ủy ban Hành chính cấp cho mảnh đất để ở làm nơi thờ cúng Liệt sỹ liền kề với mảnh đất của cụ Đượng (mẹ ông Thanh). Tuy nhiên, mọi chuyện không được êm đẹp…
9:11 | 13/10/2020

Các em cùng mẹ khác cha đều chung sống hòa thuận với vợ chồng ông Thanh. Do vậy, ông Thanh đ li đi chung trên diện tích đất của mình được cấp cho các em sử dụng khi mà cha dượng đã bán đi phần đất mặt tiền không có lối đi.

Đằng đẵng nỗi đau khi anh em ‘bất hoà”

Trong những ngày tiết trời Hà Nội chuyển sang Thu, hình dáng lom khom, run rẩy của ông Trần Ngọc Thanh khiến nhiều người không khỏi xót xa.

13 năm, ông Trần Ngọc Thanh ở số 21 đường 19 Phúc Xá, quận Ba Đình (Hà Nội) chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà theo “chế độ” ông là con trai duy nhất của Liệt sĩ được hưởng nhưng vẫn chưa được.

Ông Trần Ngọc Thanh có cha đẻ là cụ Trần Văn Tiến - hy sinh năm 1953 trong trận kháng chiến chống Pháp, mẹ ông là cụ Phạm Thị Đượng ông Thanh cũng là người con duy nhất của hai cụ (Tiến, Đượng).

Đến năm 1958, cụ Đượng tái giá với cụ ông Vũ Văn Khiêm, sinh được 3 người con (Hùng, Liên, Quân).

Năm 1968, vợ chồng cụ Đượng + Khiêm được Tiểu khu Phúc Xá cấp cho mảnh đất làm nhà ở.

Năm 1976, ông Trần Ngọc Thanh được Ủy ban Hành chính cấp cho mảnh đất (tiêu chuẩn con liệt sỹ) để ở làm nơi thờ cúng Liệt sỹ liền kề với mảnh đất của cụ Đượng (mẹ ông Thanh).

Các em cùng mẹ khác cha đều chung sống hòa thuận với vợ chồng ông Thanh. Do vậy, ông Thanh đ li đi chung trên diện tích đất của mình được cấp cho các em sử dụng khi mà cha dượng đã bán đi phần đất mặt tiền không có lối đi.

Năm 2007, khi thành phố Hà Nội có chủ trương thực hiện kê khai làm sổ đỏ thì câu chuyện bắt đầu xảy ra. Ông Thanh cho biết, năm đó ông Nguyễn Văn Hưng là cán bộ Địa chính của phường Phúc Xá yêu cầu gia đình ông Thanh nộp toàn bộ hồ sơ giấy tờ gốc liên quan đến mảnh đất ông Thanh được cấp để làm sổ.

Thấy nhiều người cùng tổ dân phố được cấp sổ, nhưng ông Thanh chưa được lên hỏi và chờ đợi mãi không thấy ông Hưng (địa chính) trả lời. Sau nhiều lần, nhiều năm không được cấp sổ, ông Nguyễn Văn Hưng và gia đình ông Trần Ngọc Thanh bắt đầu xảy ra xung đột mâu thuẫn. Anh em từ đây bất hoà cũng vì vài mét đất khô…

Cũng từ đây, ông Trần Ngọc Thanh bắt đầu gửi đơn tố cáo ông Nguyễn Văn Hưng - phó Chủ tịch UBND phường Phúc Xá việc lợi dụng chức vụ quyền hạn tước đi quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình chính sách là con của Liệt sỹ.

Chưa tìm được tiếng nói chung

Mới đây nhất, ngày 11/9/2020, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) có Kết luận số 181/KL-UBND cho rằng: “Căn cứ kết quả xác minh nhận thấy 05 nội dung tố cáo của công dân là sai”.

Theo bản đồ mà Sở Tài nguyên Môi trường cung cấp thì thửa đất của ông Thanh và bà Đượng là 2 thửa riêng biệt (24A và 24) và không hề có ngõ đi chung.

Cụ thể, Kết luận cho rằng: Nội dung Báo cáo với cấp trên không trung thực, gian dối đối với lãnh đạo để bao che những việc làm khuất tất của mình, ông Nguyễn Văn Hưng đã ký văn bản số: 934/UBND ngày 08/10/2019 trả lời ông Trần Ngọc Thanh là không đúng”.

Bản đồ năm 1993 do ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch phường cung cấp cả cho báo chí (chỉ là bản Photo) thể hiện chỉ có 01 Thửa đất số 24, với diện tích 120,6m2 mang tên cụ Đượng. Bản đồ này (nếu như có thật) chỉ để cung cấp thông tin, phục vụ công tác quản lý Nhà nước trong việc theo dõi biến động sử dụng đất, chứ không phải để làm căn cứ xét, cấp Giấy CNQSD đất đúng pháp luật.

Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng: Toàn bộ văn bản trả lời đơn thư số 943 của UBND phường Phúc Xá đã bỏ qua và không hề nói đến việc năm 1976, ông Trần Ngọc Thanh được Tiểu khu cấp đất cho ông (theo tiêu chuẩn chính sách là con Liệt sỹ). Mà lại khẳng định năm 1969, Tiểu khu cấp cho cụ Phạm Thị Đượng (mẹ ông Thanh) 160m2 đất; Sau đó bà Đượng bán cho ông Lưu Ngọc Hiển 40m2, còn lại 120m2. Với nội dung trả lời của văn bản 943 này, ông Thanh khẳng định là gian dối, bởi lẽ:

Năm 1976, ông Hoàng Văn Tữ (tên thường gọi là Tuấn Nhuận) làm Tổ trưởng Tiểu khu thời bấy giờ có nói với ông Thanh “Tiểu khu đang cấp đất cho các gia đình chính sách chưa có nhà ở, chú làm đơn đi” và ông Trần Ngọc Thanh đã làm đơn và được cấp đất ở (làm nơi thờ cúng liệt sỹ) theo hướng dẫn của Tiểu khu, vì ông Thanh là con của cụ Trần Văn Tiến - Liệt sỹ 1954 (thời chống Pháp). Chính quyền phường thì cho rằng, từ trước đến nay phường Phúc Xá chưa cấp cho một gia đình liệt sỹ nào. Nhưng thực tế, năm 1976 cùng thời điểm cấp đất cho ông Thanh, Tiểu khu còn cấp cho: ông Nguyễn Văn Hải (Thương binh) số nhà: 16/Đường 19; ông Lý Văn Hải (Thương binh) số nhà: 80/Đường 19; ông Hoàng Viết Tâm (Đội trưởng Đội bảo vệ Tiểu khu) số nhà: 30/Đường 19; bà Lưu Mộng Đà (vợ Liệt sỹ) số nhà: 34/Đường 10; ông Đinh Khắc Vượng (do chỗ ở chật hẹp) số nhà: 56/Đường 10, tất cả những trường hợp này đều được Tiểu khu cấp tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình (Hà Nội).

Văn bản 943 khẳng định cụ Phạm Thị Đượng (mẹ ông Thanh) năm 1969 được Tiểu khu cấp 160m2 đất, sau đó bà Đượng bán cho ông Lưu Ngọc Hiển 40m2, còn lại 120,6m2. UBND phường căn cứ vào Thửa đất số 24; Tờ Bản đồ Địa chính 8-H-IV-28, tỷ lệ 1/200 năm 1993. Ông Thanh cho rằng, năm 1969 cụ Đượng (mẹ ông) chỉ được Tiểu khu chia cho 93m2, chứ không phải là 160m2. Và tờ bản đồ năm 1993 phường đưa ra thể hiện chỉ có 01 Thửa đất với diện tích 120,6m2 (sau khi mẹ ông bán đi 40m2), ông Thanh cho rằng là gian dối. Ngay tại văn bản 943 này, lúc thì nói cụ Đượng bán đi 40m2, lúc lại nói bán đi 30m2 cho ông Lưu Ngọc Hiển – không nhất quán trong việc nhận định xác minh rõ ràng.

Thực tế, UBND phường Phúc Xá cũng không đưa ra được bất cứ một văn bản nào minh chứng cho việc cụ Đượng được Tiểu khu cấp 160m2 đất, ngoài Tờ bản đồ 8-H-IV-28, năm 1993 (chỉ là bản photo).

Về phần này, đáng lẽ Thanh tra quận Ba Đình cần phải làm rõ 03 nội dung: Thứ nhất năm 1976, Tiểu khu có chia cho ông Trần Ngọc Thanh 66,7m2 đất (theo tiêu chuẩn chính sách là con Liệt sỹ) hay không? Thứ hai là Tiểu khu có chia đất cho hộ cụ Đượng 160m2 đất không? Thứ ba là xem xét Tờ bản đồ 8-H-IV-28, năm 1993 thể hiện là 01 thửa đất hay là 02 thửa đất; Diện tích thửa đất thể hiện cụ thể là bao nhiêu mét vuông. Tiếp theo là Bản đồ thời điểm nào có giá trị pháp lý làm căn cứ giải quyết đúng quy định của pháp luật (?). Trong khi đó, gia đình ông Trần Ngọc Thanh đã có đơn đề nghị đòi “Trả lại đất cho con Liệt sỹ” suốt từ năm 2007 đến nay vẫn chưa được các cấp chính quyền giải quyết dứt điểm.

Về nội dung thứ hai, ông Trần Ngọc Thanh khẳng định chưa lần nào nói rằng UBND phường Phúc Xá dùng Bản đồ Địa chính năm 1997, mà ông phản ánh UBND phường dùng Bản đồ Địa chính năm 1993.

Trong kết luận của UBND quận Ba Đình nêu: Ông Trần Ngọc Thanh có ý kiến cho rằng Tờ bản đồ Địa chính 8-H-IV-28, Sở Địa chính Hà Nội phê duyệt năm 2000 thể hiện diện tích đất tại địa chỉ số 21 đường 19 Phúc Xá là 02 thửa đất 24 và 24A. Ông Thanh sử dụng thửa đất số 24, diện tích 66,7m2. Thửa 24A, diện tích 51,7m2 (do 3 hộ Hùng, Quân, Liên là ba người em cùng mẹ khác cha với ông Thanh đang sử dụng). Ông Nguyễn Văn Hưng căn cứ vào bản đồ đo năm 1993 thể hiện 01 thửa đất 24. Do UBND phường Phúc Xá hiện đang lưu giữ 02 bản đồ Địa chính, 01 bản đồ phê duyệt năm 1997 và 01 bản Sở Địa chính phê duyệt năm 2000.

Để đảm bảo khách quan, trong quá trình giải quyết, Thanh tra quận đã có Văn bản số 125/TTBĐ ngày 19/5/2020 gửi phòng TN&MT đề nghị cho ý kiến về việc sử dụng Bản đồ Địa chính nào để xem xét, xét duyệt cấp GCNQSD đất. Phòng TN&MT có Văn bản số 166/TNMT trả lời: “Hiện nay, phòng TN&MT đang căn cứ bản đồ Địa chính đõ vẽ 06/12/1993 và duyệt ngày 15/10/1997 do Sở Địa chính Hà Nội giao cho UBND quận, UBND phường để quản lý sử dụng xét cấp GCNQSD đất”.

Ngày 19/6/2020, Thanh tra quận có Văn bản số 155/TTBĐ gửi Sở TN&MT Hà Nội xin ý kiến về sử dụng bản đồ nào để xem xét, xét duyệt cấp GCNQSD đất. Ngày 13/8/2020, Sở TN&MT có Văn bản số 7102 trả lời Thanh tra quận: “UBND quận Ba Đình, UBND phường Phúc Xá căn cứ vào các tờ bản đồ Địa chính này và các tài liệu có liên quan…”. Hiện 03 hộ gia đình (ông Hùng, Quân, Liên) đang có đơn gửi UBND phường Phúc Xá đề nghị không cấp GCNQSD đất cho hộ ông Trần Ngọc Thanh do đang có tranh chấp.

Như vậy, việc UBND phường Phúc Xá căn cứ bản đồ Địa chính phê duyệt năm 1997 và hiện trạng sử dụng đất của các hộ để trả lời về việc ông Trần Ngọc Thanh đòi diện tích đất ngõ đi chung là không có cơ sở đúng quy định. Như vậy, nội dung tố cáo là sai.

Về pháp lý, Bản đồ năm 2000 do Giám đốc Sở địa chính nhà đất Hà Nội đã ký nêu rõ: “Bản đồ giao cho UBND phường để quản lý, sử dụng xét cấp GCN Quyền sở hữu nhà ở và Quyền sử dụng đất ở theo Nghị định 60/CP và xét cấp GCN Quyền sử dụng đất theo Nghị định 88/CP. Quá trình sử dụng đất nếu bản đồ cần điều chỉnh báo về Sở Địa chính nhà đất để yêu cầu các đơn vị đo đạc bổ sung kịp thời”. Như vậy, việc phòng TN&MT ban hành Văn bản 166/TNMT trả lời (tham mưu) cho Thanh tra quận Ba Đình sử dụng bản đồ Địa chính năm 1997 là không đúng quy định của pháp luật. Sở TN&MT (Hà Nội) có Văn bản 7102 trả lời Thanh tra quận: “UBND quận Ba Đình, UBND phường Phúc Xá căn cứ vào các tờ bản đồ Địa chính này và các tài liệu có liên quan”. Vậy cần phải xem xét lại nội dung của Kết luận này.

Theo kết luận: Qua kết quả xác minh nhận thấy, diện tích đất tại số 21 đường 19 Phúc Xá có nguồn gốc năm 1969, gia đình bà Phạm Thị Đương được Đại diện Tiểu khu Phúc Xá cắm cho 01 mảnh đất với diện tích khoảng 160m2. Vậy căn cứ nào để xác minh cụ Đương được cấp 160m2 đất?

Nhiều lần ông Thanh tố cáo việc ông Nguyễn Văn Hưng (từ thời còn làm cán bộ Địa chính phường) yêu cầu ông Thanh chấp nhận gộp 02 thửa đất của ông và mẹ ông hoặc là ông Thanh phải đồng ý cắt phần đất làm ngõ đi chung thì phường mới hướng dẫn làm GCNQSD đất cho gia đình. Ông Thanh còn cho biết thêm, việc không có lối đi là do mẹ ông và bố dượng đã bán đi phần đất phía ngoài, lúc mẹ ông còn sống, vợ chồng ông Thanh mới để tạm lối đi cho mọi người sử dụng.

Kết luận của UBND quận khẳng định: Từ trước đến nay, UBND phường Phúc Xá chưa nhận được hồ sơ kê khai xin cấp GCNQSD đất của gia đình ông Thanh nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính UBND phường Phúc Xá.

Về việc này, vợ chồng ông Thanh đã nhiều lần khẳng định, và viết đơn tố cáo gửi cơ quan báo chí và gia đình ông cũng khẳng định với Thanh tra quận là trước đó, TP. Hà Nội có chủ trương cấp sổ đỏ cho dân, ông Nguyễn Văn Hưng yêu cầu hộ gia đình ông Trần Ngọc Thanh cung cấp toàn bộ (bản chính) những giấy tờ có liên quan về thửa đất của gia đình và ông Thanh đã nộp hết cho ông Nguyễn Văn Hưng.

Nhiều lần, vợ chồng ông Thanh đến phòng một cửa của UBND phường Phúc Xá nộp các giấy tờ và xin kê khai làm thủ tục cấp GCNQSD đất thì được cán bộ (một cửa) hướng dẫn sang trao đổi trước với anh Hưng. Ông Thanh cho rằng ông Nguyễn Văn Hưng sử dụng bản đồ không có thật làm căn cứ “khước từ” không giải quyết quyền lợi hợp pháp cho gia đình ông.

Kết luận nhận định rằng: Theo báo cáo của UBND phường Phúc Xá và báo cáo giải trình của ông Nguyễn Văn Hưng: Từ năm 2007 đến năm 2015, ông Nguyễn Văn Hưng là cán bộ Địa chính - Nhà đất phường.

Từ năm 2015 đến nay ông Hưng giữ chức Phó Chủ tịch phường phụ trách Kinh tế - Đô thị. Đến nay, UBND quận Ba Đình chưa nhận được phản ánh về thái độ, cũng như phát ngôn không đúng mực của ông Nguyễn Văn Hưng. Còn ông Trần Ngọc Thanh tố cáo ông Hưng thách thức gia đình ông Thanh khiếu kiện; Nhiều lần nói năng không chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, Đảng viên. Ông Thanh cũng cho biết, do vợ chồng ông đã già không biết sử dụng công nghệ ghi âm lại mỗi khi giao tiếp với ông Nguyễn Văn Hưng.

UBND quận Ba Đình kết luận: “Căn cứ kết quả xác minh nhận thấy 05 nội dung tố cáo của ông Trần Ngọc Thanh đối với ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Xá là tố cáo sai. Tuy nhiên, trong việc giải quyết đơn thư của ông Trần Ngọc Thanh khi có khó khăn vướng mắc, UBND phường Phúc Xá chưa kịp thời báo cáo UBND quận để xin ý kiến tháo gỡ vướng mắc, gây bức xúc dẫn đến công dân khiếu kiện kéo dài, cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm”.

Người con Liệt sĩ – ông Trần Ngọc Thanh cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại kết luận của UBND quận Ba Đình, mặc dù sức khoẻ của ông đang dần yếu đi…

comment Bình luận