Công dụng không ngờ của lá trầu không với sức khoẻ

Trầu không là một loại cây quen thuộc và gần gũi với cuộc sống. Nhưng ít ai biết rằng, từ hàng nghìn năm trước, ông cha ta đã sử dụng lá trầu không như một vị thuốc để phòng và điều trị nhiều loại bệnh.
7:48 | 27/06/2019
Trầu không là một cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam, và đây cũng là 1 cây thuốc quý. Cây nhỡ leo nhẵn. Lá có cuống có bẹ, dài 1,5-3,5 mm; phiến hình trái xoan, dài 10-13cm, rộng 4,5-9cm, có gốc hơi không cân, hình tim nhiều hay ít ở những lá dưới, có mũi nhọn ở chóp, có dạng màng và cứng, có các điểm tuyến trong suốt rất mịn; gân gốc thường là 5. Hoa khác gốc, mọc thành bông. Quả mọng lồi, tròn, có những lông mềm ở đỉnh. Lá trầu được thu hái quanh năm và được dùng tươi. Ngoài ra, rễ cây cũng được sử dụng làm dược liệu trong một số bài thuốc.
 
Theo kết quả của các nghiên cứu cho thấy, cứ trong 100g lá trầu không thì có chưa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính có trong lá trầu có đặc tính kháng sinh mạnh, kháng nấm, gây ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Tuy nhiên, việc sử dụng lá trầu không rất đơn giản nhưng tác dụng tuyệt vời của nó cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
 
 
lá trầu không chữa bệnh gì
 Lá trầu có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ
 

Lá trầu không chữa bệnh gì

 
Trong Đông y, trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, vào các kinh: phế, tỳ, vị có tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng.
 
Trầu không được dùng chữa hàn thấp nhức mỏi, đau bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, đờm nhiều khó thở, cảm mạo, bỏng, mụn nhọt, hắc lào, mày đay, ghẻ ngứa, sâu kiến đốt, viêm quanh răng, viêm tai và viêm họng.
 
Phương thức là sắc uống với liều dùng từ 8 đến 16g một ngày. Khi dùng ngoài, có thể lấy lá trầu không tươi giã nát hoặc ngâm lá với nước để rửa.

lá trầu không chữa bệnh gì

Lá trầu không trị nám là phương pháp được rất nhiều chị em phụ nữ tin dùng

 

Công dụng tuyệt vời đầu tiên của lá trầu không là làm mặt nạ trị nám. Đầu tiên, bạn rửa sạch lá trầu không rồi ngâm trong nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo nước. Cho nắm lá trầu không vào nồi nước luộc rồi tiếp tục vớt lá trầu không đã chín vào máy xay nhuyễn cùng một chút nước luộc.Bỏ lá trầu không đã xay vào nồi nước, sau đó đun cho đến khi được hỗn hợp keo. Cho hỗn hợp vào hũ kín rồi bảo quản trong tủ lạnh.

Cách sử dụng: Mỗi lần cần dùng bạn hãy lấy ra một thìa rồi thoa đều lên vùng da bị nám, tàn nhang. Dùng liên tục trong vòng 10 ngày, mỗi ngày một lần rồi sau đó giãn ra với tần suất 1 – 2 lần/ tuần.

 

Lá trầu không trị vết thương

 
Lá trầu không chứa nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó làm giảm stress oxy hóa và do vậy làm liền viết thương nhanh hơn. Bôi nước lá trầu không lên vết thương sau đó phủ lên bằng nhiều lá trầu và quấn lại. Vết thương sẽ nhanh chóng liền lại trong vài ngày.

 

lá trầu không chữa bệnh gì

Lá trầu không có khả năng chống viêm tuyệt vời
 
Chứa nhiều chất polyphenol, đặc biệt là chavicol, lá trầu không có tác dụng chống viêm tuyệt vời. Bôi tại chỗ nước lá trầu không giúp giảm đau do viêm khớp và các vấn đề khác có liên quan.

 

Lá trầu không trị bệnh khó tiêu

 
Lá trầu không có tác dụng bảo vệ dạ dày, chống đầy hơi, chống xì hơi vv…Nhai lá trầu không cũng giúp sản xuất nhiều nước bọt hơn.
 
Nó cũng giúp hấp thu tốt hơn khoáng chất và dưỡng chất. Loại nước này có thể dùng với nước lọc để trị chứng khó tiêu thường xuyên. Có thể thoa nước lá trầu không lên bụng để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

 

Trị hơi thở hôi bằng lá trầu không

 

lá trầu không chữa bệnh gì

Lá trầu không làm giảm sự phát triển của vi khuẩn 
 
Trầu không có nhiều tác dụng với sức khỏe răng miệng. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nhai lá trầu không làm tăng tiết nước bọt, nước bọt có tác dụng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn ở miệng bằng cách khôi phục lại độ pH.

 

Tác dụng giảm cân

 
Lá trầu không giúp tăng cường trao đổi chất, làm tăng sự bài tiết dịch tiêu hóa và loại bỏ nước và độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể.
 
Lượng chất xơ phong phú cũng giúp giảm táo bón. Lá trầu không được tin là giúp giảm mỡ cơ thể. Tất cả những tác dụng này giúp bạn giảm cân lành mạnh.

 

Trị đau họng bằng lá trầu

Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của lá trầu không khiến nó có tác dụng điều trị cảm lạnh và những rối loạn có liên quan.
 
Theo y học cổ tuyền Ấn Độ, việc sử dụng thường xuyên lá trầu không nghiền lẫn với mật ong giúp bảo vệ họng khỏi bị nhiễm trùng.

 

Lá trầu không chữa bệnh phụ khoa

 

lá trầu không chữa bệnh gì

Lá trầu không là khắc tinh của các bệnh phụ khoa

 

Lá trầu không đem ngâm rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn. Cho lượng lá này vào nồi, vò nát rồi thêm một ít muối và lượng nước vừa đủ đem đun sôi trong vài phút.

Lấy nồi nước trầu không vừa đun xong đổ ra chậu nhỏ đem xông vùng kín trong khoảng 10 phút. Chú ý giữ khoảng cách vừa phải để không bị bỏng. Khi nước xông nguội, bạn lấy nước lá để rửa vùng kín và sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch.

 

Chứng rối loạn cương dương ở nam giới

 

Lá trầu không được coi là bài thuốc hiệu quả trị rối loạn cương dương ở nam giới vì nó làm giãn mạch máu và cũng có tác dụng chống trầm cảm. Bạn có thể nhai một hoặc hai lá trầu không sau bữa ăn để điều trị chứng này

 

Lá trầu không chữa viêm phế quản

 

Một trong những công dụng chữa bệnh bằng lá trầu tốt nhất là nó cũng hoạt động như một phương thuốc tuyệt vời cho bệnh viêm phế quản. Chúng làm giảm viêm cho cuống phổi và phổi, tan đờm. Nhờ đó, tình trạng tắt nghẽn ở phổi được cải thiện, giúp phổi hoạt động tốt hơn.

 

Ngăn chặn mùi cơ thể

 

lá trầu không chữa bệnh gì

Lá trầu giúp ngăn mùi cơ thể. Rửa sạch lá trầu không rồi giã nát chắt lấy nước rồi thoa lên cơ thể, đặc biệt là vùng nách nếu bạn bị hôi nách. Bạn cũng có thể lấy một nắm lá trầu không, ngâm hoặc đun trong nước nóng. Thêm một muỗng cà phê đường trắng. Uống nước này khi nước còn ấm. Nó ngăn chặn mùi khó chịu của mồ hôi và kinh nguyệt.
 
Lá trầu không có rất nhiều công dụng với sức khoẻ tuy nhiên để sử dụng hiệu quả nhất chúng ta nên tìm hiểu kỹ và tránh lạm dụng. Lá trầu không vị nóng chính vì vậy khi sử dụng trực tiếp cho ngoài da nên cẩn thận tránh trường hợp phồng rộp hay bị dính vào mắt. Nếu bệnh nặng phải trực tiếp đến các trung tâm y tế để khám có phương hướng chữa trị cụ thể.

Nguyễn Dung(t/h)

comment Bình luận