101 công dụng của rau chùm ngây, đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng không thể bỏ qua

Chùm ngây là loại rau phổ biến ở Việt Nam, được nhiều người ví như "thần dược" vì vừa là một món rau ngon, vừa có tác dụng chữa nhiều bệnh, làm đẹp và tăng cường sức khỏe.
15:31 | 21/10/2019
Chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera hay M.pterygosperma thuộc họ Moringaceae. Một số người còn gọi nó là "thần dược". Đơn giản vì theo các nhà khoa học, thực vật học, rau chùm ngây ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao còn có nhiều tác dụng dược lý hiếm có thể chữa được khá nhiều bệnh.
 
Rau chùm ngây có xuất xứ từ vùng Nam Á, có lịch sử hơn 4 ngàn năm, nhưng phổ biến rất nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi. Rau chùm ngây rất phổ thông ở Ấn Độ và được dân tộc Ấn trân trọng đặt tên là cây Độ Sinh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 100g lá chùm ngây non còn tươi có 6,35g chất đạm, 1,7g chất béo, 8g bột đường, 1,9g chất xơ, 3,75g chất khoáng (trong đó phốt pho 50mg, kali 216mg, canxi 122mg, magie 123mg, đồng 0,1mg, sắt 16mg, caroten 6.250 UI), các vitamin B1 0,2mg, B2 0,21mg, PP 2,25mg và C 110 - 220mg. Như vậy lá chùm ngây non là loại rau rất giàu dưỡng chất. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, axit amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic axit và kaempferol. Lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây có chứa vitamin C nhiều hơn trái cam 7 lần, canxi nhiều hơn 4 lần và protein gấp 2 lần so với sữa, vitamin A gấp 4 lần so với cà rốt, kali gấp 3 lần chuối.
 
 
Tac-dung-cua-chum-ngay
 
 
Dược thiện từ lá cây chùm ngây có tính kích thích tiêu hóa, lợi tiểu. Rễ là một bộ phận được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước. Tại Ấn Độ, rễ được dùng như là chất kích thích trong các cơn đau do bị liệt và sốt từng cơn, dùng trong động kinh, là chất chuyển máu (hoạt huyết) trong bệnh liệt và thấp khớp mạn tính, như là trợ tim và bổ cho tuần hoàn; cũng dùng chế dạng rượu thuốc thường dùng trong khi ngất, choáng váng, suy nhược thần kinh, đau co thắt ruột và đầy hơi. Vỏ rễ dùng như thuốc chườm nóng làm dịu cơn co thắt. Ở Campuchia, vỏ cây được dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống như là thuốc chóng lại sức. Ở Thái Lan, vỏ thân được dùng làm thuốc thông hơi (phá khí). Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt. Hạt dùng trị bệnh ngoài da; dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp. Nhựa cây chùm ngây dùng chữa đau răng, phối hợp với dầu vừng làm thuốc nhỏ tai trị đau tai.

Tác dụng của rau chùm ngây

 
Rau chùm ngây có rất nhiều tác dụng, theo nghiên cứu loại rau này có chứa 90 hoạt chất có nhiều công dụng khác nhau cả về chữa bệnh, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng…

'Thần dược' chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em

 

Tac-dung-cua-chum-ngay
 
Khoa học đã chứng minh trong cây chùm ngây có chứa hơn 18 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp trẻ mau lớn và đề kháng cao. Nói một cách dễ hiểu hơn, chỉ một loại rau chùm ngây có khả năng thay thế cho vài loại rau thịt mà mẹ cố cho bé ăn hàng ngày. Chính sự đa dạng dinh dưỡng nổi bật này khiến nó trở thành loại thực phẩm mẹ nên ưu tiên dùng cho trẻ hàng ngày. Ngoài sự giàu có về chất dinh dưỡng, chùm ngây còn có ưu điểm về khả năng phòng bệnh và nâng cao đề kháng cho trẻ. Đây là ưu điểm không nhiều loại thực phẩm có thể có được. Do vậy, chùm ngây trở thành loại thực phẩm lý tưởng trong thực đơn ăn dặm cho bé. Đặc biệt hơn nữa, rau chùm ngây dễ trồng, không có sâu mọt phá hoại nên hoàn toàn không dùng hóa chất độc hại để chăm cây nên an toàn tuyệt đối cho trẻ.
 

101 công dụng khác

 
1. Ngừa ung thư: Lá cây rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, kẽm và các hoạt chất khác có thể chống lại các gốc tự do, một số chất có thể gây ung thư và gây tổn thương DNA trong tế bào. Một nghiên cứu của Sreelatha và cộng sự vào năm 2011 được công bố trên tạp chí Thực phẩm và chất độc hóa học cho biết chiết xuất từ lá chùm ngây có khả năng ngăn ngừa ung thư phát triển. Loại lá này cũng chứa niazimicin, một hợp chất ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
 
2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Một vài nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng lá cây có tác dụng hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa mạnh trong chiết xuất lá có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tim và cũng được chứng minh là giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh.
 
3. Bảo vệ gan: Một nghiên cứu của Das N, Sikder K và cộng sự vào năm 2012 cho thấy lá chùm ngây có chứa sillymarin có thể làm tăng chức năng men gan. Nó cũng bảo vệ gan khỏi tổn thương sớm có thể gây ra do việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo…

Tac-dung-cua-chum-ngay


4. Giảm lượng đường trong máu: Một nghiên cứu của Gupta R và cộng sự tiến hành năm 2002 được công bố trên tạp chí Đái tháo đường (Ấn Độ) đã đề cập rằng các chất có trong lá chùm ngây giúp giảm lượng đường trong máu, cũng như đường và protein trong nước tiểu. Do đó, loại thảo dược này rất tốt với bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, các nhà khoa học tin rằng những tác động này là do các hợp chất thực vật như isothiocyanates tác động.
 
5. Giảm huyết áp cao: Lá của thảo dược chứa isothiocyanate và niaziminin, các hợp chất giúp ngăn chặn tình trạng động mạch bị dày lên, gây ra tình trạng cao huyết áp.
 
6. Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể: Một nghiên cứu của Yu Yang và cộng sự vào năm 2012 đã chỉ rõ các hoạt chất chống oxy hóa, vitamin C và kẽm có trong lá chùm ngây có thể giúp cải thiện các hoạt động tế bào miễn dịch. Nhờ đó, hệ miễn dịch làm tốt vai trò là rào cản ngăn virus, vi khuẩn hoặc các gốc tự do đi vào cơ thể.
 
7. Ngừa thiếu máu: Bạn có biết 100g bột lá khô chứa khoảng 28mg sắt, cao hơn so với lượng sắt trong thịt bò và các loại thịt động vật khác. Do đó, việc ăn loại rau này rất hữu ích cho các bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt.
 
8. Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Với đặc tính giúp lợi tiểu, lá chùm ngây có thể giúp cơ thể bạn phá hủy sỏi thận và loại bỏ tinh thể hình thành sỏi.
 
9. Nuôi dưỡng làn da và mái tóc khỏe mạnh: Dầu từ hạt chùm ngây rất hữu ích trong việc bảo vệ tóc chống lại các gốc tự do, giữ tóc luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Không chỉ chứa sitokinin, một loại hormone có thể giữ làn da khỏe mạnh, nó còn chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da tránh khỏi vấn đề lão hóa.
 
10. Chữa táo bón: Lá có chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan có tác dụng ngăn ngừa và chữa táo bón. Vì vậy, nếu gặp phải vấn đề này, bạn hãy dùng rau để nấu canh thường xuyên.
 

Tac-dung-cua-chum-ngay

 
11. Tăng cường khả năng hồi phục của cơ thể: Rau chùm ngây là nguồn bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó, cơ thể bạn chống lại sự tấn công của các bệnh như cúm, hoặc dị ứng.
 
12. Lợi sữa: Một nghiên cứu của Corazon P Estrella, khoa Nhi thuộc Trung tâm y khoa PGH, công bố năm 2000, cho biết chiết xuất từ lá của loại thảo mộc này có thể giúp tăng hoặc thậm chí tăng gấp đôi số lượng sữa sản xuất ở phụ nữ cho con bú.
 
13. Giảm viêm: Hầu hết các loại trái cây, rau, thảo mộc và gia vị đều có đặc tính kháng viêm. Song mức độ của chúng phụ thuộc vào loại và lượng hợp chất chống viêm mà chúng chứa. Các nhà khoa học tin rằng isothiocyanates có trong lá, vỏ và hạt chùm ngây là các hợp chất chống viêm hiệu quả.
 
14. Bảo vệ cơ thể chống độc tính của asen: Một nghiên cứu của Afzal Sheikh và cộng sự từ khoa Hóa sinh và Sinh học Phân tử, Đại học Rajshahi, Bangladesh, công bố trên tạp chí Châu Á Thái Bình Dương về Sinh học Nhiệt đới, năm 2014, đã báo cáo rằng chiết xuất từ lá của chùm ngây có thể làm giảm tác dụng của asen trong thực phẩm, nước uống và đất. Asen là một độc chất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như chứng tăng dày sừng, viêm da, bệnh tim mạch, suy thận, đái tháo đường và thậm chí một số loại ung thư.
 
15. Hỗ trợ sức khỏe não bộ: Lá chùm ngây chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm và các chất chống oxy hóa… có thể bảo vệ tế bào não khỏi những tổn thương gây ra bởi các hoạt động gốc tự do nào trong cơ thể.
 
16. Giúp giảm cân: Một nghiên cứu được tiến hành bởi trường Đại học Rugers (Mỹ) đã chứng minh: hoạt chất isothiocyanate có trong rau có thể ngăn chặn cơ thể hấp thu chất béo hoặc cholesterol, nhờ đó giúp giảm cân hiệu quả


Những lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây

 

 

Sử dụng và sấy cây chùm ngây lúc cây còn tươi: Nên sử dụng lá thật tươi, tốt nhất là vừa tuốt ra khỏi cây, lá non ăn mềm hơn lá già nhưng hăng hơn và kém bùi hơn lá già. Nếu bảo quản tủ lạnh không nên để lâu, và phải bọc kín để tránh bay hơi nước khiến lá héo già và mất chất dinh dưỡng.
 
Nếu nhiều lá không dùng hết ngay thì nên phơi khô trong bóng râm, nơi thoáng gió, sau đó xay thành bột khô, trộn với bột gạo, đỗ.. nấu cho trẻ ăn. Cây chùm ngây sau khi thu hái khỏi cành chỉ nên áp dụng công nghệ sấy lạnh, phơi khô trước 12 giờ.
 
Không nên ăn quá nhiều chùm ngây: Vì loại cây này rất nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C và canxi có trong lá khá cao, nên nếu ăn quá nhiều rau chùm ngây có thể dẫn đến thừa vitamin C, thừa canxi, không có lợi cho sức khỏe. 
 
Phụ nữ đang mang thai không được ăn chùm ngây: Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế, người đang mang thai giai đoạn đầu không nên sử dụng chùm ngây để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Hạn chế ăn chùm ngây vào buổi tối và tránh ăn quá nhiều: Vitamin C có trong chùm ngây có thể khiến thần kinh của bạn hưng phấn vào lúc bạn cần nghỉ ngơi, vì thế không nên ăn rau chùm ngây buổi tối để tránh bị mất ngủ, trằn trọc.
comment Bình luận