Quỳnh Trần JP ủng hộ 100 triệu miền Trung chống lũ, bị soi mói vì chia đôi tiền chuyển cho ca sĩ Thuỷ Tiên

Hướng về người dân quê nhà đang chịu ảnh hưởng từ mưa lũ, Quỳnh Trần JP đã ủng hộ 100 triệu đồng cho bà con miền Trung.
11:45 | 25/10/2020

Trên trang cá nhân, Quỳnh Trần JP vừa chia sẻ thông tin đã tiến hành quyên góp 100 triệu đồng cho người dân miền Trung đang chịu ảnh hưởng của bão lũ thời gian qua. Từ vài ngày trước, nữ Youtuber đã lên mạng xã hội hỏi ý kiến của người hâm mộ về việc nên chuyển khoản cho cá nhân, tổ chức nào uy tín nhất khi muốn ủng hộ cho bà con miền Trung. Nhiều người đã gợi ý cho Quỳnh Trần JP tài khoản thiện nguyện của nữ ca sĩ Thuỷ Tiên, cùng với đó là những quỹ cứu trợ của nhà nước và chính phủ.

Chung tay giúp đỡ đồng bào, từ Nhật Bản xa xôi Quỳnh Trần JP cũng đã quyên góp cho bà con miền Trung.

Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, Quỳnh Trần JP đã quyết định ủng hộ 100 triệu, trong đó 50 triệu vào tài khoản của Quỹ cứu trợ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam tỉnh Thừa Thiên – Huế và 50 triệu vào tài khoản của nữ ca sĩ Thuỷ Tiên. Theo chia sẻ từ Quỳnh Trần JP, vì sợ điều tiếng nên cô chưa bao giờ dám đứng ra kêu gọi quyên góp mà toàn “tự xử” cho nhanh gọn. Trong đợt lũ này vì đang băn khoăn không biết nên gửi ở đâu nên mẹ bé Sa đã chuyển cho 2 nơi đáng được tin cậy nhất.

“Trước giờ á mọi người, khi nói đến từ thiện, Quỳnh cứ thấy ngta nói ra, nói vào. Im lặng làm cũng bị nói, làm nhiều, làm ít, làm không khéo cũng bị nói, nên Quỳnh chưa bao giờ và cũng không bao giờ dám kêu gọi mọi người ủng hộ tiền bạc gì, mất công muốn làm điều tốt mà lại nhức cái đầu lâu.

Quỳnh toàn tự xử tận nơi cho nhanh gọn. Còn đợt lũ này, Quỳnh chả biết gửi đến đâu cho tin tưởng. Nghĩ quài nghĩ quài nên quyết định gửi 50tr đến Quỹ cứu trợ Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thừa Thiên Huế và 50tr đến bạn Thủy Tiên. 1 bên là nhà nước, 1 bên là cá nhân cho vẹn tròn. Làm từ thiện là do tâm, xin hãy dừng lại việc Hướng dẫn cách làm từ thiện ạ!” – Quỳnh Trần JP chia sẻ. Quỳnh Trần JP ủng hộ 100 triệu giúp người dân miền Trung chống lũ.

Đáng chú ý dù có lòng hướng về quê hương, quyên góp tiền giúp người dân khắc phục hậu quả mưa lũ nhưng Quỳnh Trần JP vẫn vấp phải những ý kiến soi mói, phán xét. Có người trách Quỳnh Trần JP rằng tại sao không gửi hết 100 triệu cho Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế mà lại chia ra gửi cho ca sĩ Thuỷ Tiên nữa. Trước ý kiến có phần tiêu cực này, Quỳnh Trần JP chỉ biết than thở vì làm kiểu gì cũng không vừa lòng hết mọi người.

Một ý kiến cho rằng Quỳnh Trần JP không nên chia tiền ra để hỗ trợ ở 2 nơi. Trước đó trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến căng thẳng, Quỳnh Trần JP cũng đã quyên góp số tiền hơn 100 triệu đồng giúp người Việt gặp khó khăn tại Nhật Bản.

Quỳnh Trần JP là một phụ nữ Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản, cô sinh năm 1985. Quỳnh Trần JP nổi lên trên Youtube nhờ nhữn video ăn uống cùng cậu con trai là bé Sa. Kênh Youtube “Quynh Tran JP & Family – Cuộc sống ở Nhật” của Quỳnh Trần JP hiện đã có hơn 3,5 triệu lượt đăng kí sau hơn 2 năm thành lập.

Mới đây, Thủ tướng cho rằng Nghị định 64/2008 bộc lộ nhiều điều cần phải sửa đổi, bổ sung lại cho phù với tình hình hiện tại và các quy định liên quan khác trong vấn đề từ thiện, quyên góp hỗ trợ người dân vùng bị тнιêη тαι.

Công văn nêu rõ, để việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo bảo đảm hiệu quả, kịp thời, khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân, tại phiên họp thường kỳ tháng 8/2020, Chính phủ đã thông qua đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ về nội dung này.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi, đầy đủ các bộ, ngành, cơ quan liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, xây dựng nghị định nêu trên để thay thế Nghị định số 64/2008 của Chính phủ, trình Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng giao UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ trong phạm vi trách nhiệm của mình khẩn trương phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp, Hội Chữ thập đỏ và các cơ quan liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động cứu trợ đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật, bảo đảm minh bạch, khách quan, công bằng giữa các đối tượng hưởng cứu trợ.

Bộ Tài chính cho biết, sau khi Nghị định số 64/2008 ban hành, các địa phương đã tiến hành vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện khi có thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra, góp phần hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Nghị định đã bộc lộ một số bất cập cần sửa đổi. Cụ thể, trong thực tế, thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra với nhiều mức độ khác nhau; tuy nhiên, Nghị định chưa quy định rõ mức độ thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng cụ thể để xác định trường hợp nào do Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam ra lời kêu gọi, trường hợp nào do Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ra lời kêu gọi.

Bên cạnh đó, thời gian để Ban cứu trợ các cấp tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ sau mỗi đợt thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng theo quy định hiện nay là 30 ngày được các địa phương nhận định là còn ngắn, đặc biệt là đối với công tác tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đồng bào người Việt sinh sống tại nước ngoài.

Đối với một số đợt thiên tai lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, số lượng tiền, hàng cứu trợ lớn dẫn đến công tác tiếp nhận mất nhiều thời gian và công sức. Đồng thời, tiền, hàng cứu trợ được các tổ chức, cá nhân đóng góp cụ thể cho cá nhân, địa bàn, nội dung nào thì cần được tiếp nhận, phân phối và sử dụng đúng địa chỉ. Thời gian tiếp nhận không đủ có thể dẫn đến việc sử dụng không đúng mục đích tiền, hàng, cứu trợ.

Đối với mỗi đợt thiên tai xảy ra, có nhiều nguồn lực được huy động, sử dụng để hỗ trợ khẩn cấp cũng như lâu dài cho người dân vùng bị thiệt hại như ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); dự trữ quốc gia; Quỹ phòng, chống thiên tai; nguồn vận động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn hỗ trợ của các Quỹ xã hội, từ thiện.

Trong đó, nguồn ngân sách nhà nước quy định rõ nội dung chi, định mức chi; Quỹ phòng chống thiên tai chỉ quy định nội dung chi, không quy định mức chi. Trong thực tế, các hộ gia đình đều được hỗ trợ từ nguồn như ngân sách nhà nước, Quỹ phòng, chống thiên tai, đóng góp tự nguyện chung (không có địa chỉ cụ thể); việc không quy định mức chi dẫn đến người bị thiệt hại các đợt thiên tai khác nhau có mức hỗ trợ chênh lệch lớn (do phụ thuộc vào nguồn vận động, đóng góp).

Ngoài ra, một số hộ gia đình còn được hỗ trợ trực tiếp từ các tổ chức, cá nhân nên có sự chênh lệch lớn.

Hiện nay, các nội dung chi từ nguồn vận động, đóng góp tự nguyện chủ yếu tập trung vào việc cứu đói, cứu rét (lương thực, thực phẩm, chăn màn, quần áo, thuốc chữa bệnh…), cấp cứu người bị thương, hỗ trợ gia đình có người chết, người bị nạn; hỗ trợ xây dựng nhà bị đổ, bị trôi, bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng nhằm ổn định cuộc sống trước mắt đối với nạn nhân, thân nhân của nạn nhân.

Những nội dung chi này có phần trùng với nội dung chi hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, Quỹ phòng chống thiên tai và chưa thực sự đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân khu vực bị thiệt hại, cụ thể là thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm xá, đường giao thông…

Ngoài ra, Nghị định số 64 chưa quy định hình thức hỗ trợ (bằng tiền hay hiện vật) từ nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nội dung chi hỗ trợ theo quy định.

Khi tổ chức thực hiện Nghị định số 64, một số địa phương còn gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tại địa phương như Ủy ban MTTQ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ, Sở LĐTB&XH, Sở NN&PTNT, Sở Tài chính…

Ngoài ra, sau thời điểm Nghị định số 64 có hiệu lực, Nhà nước đã ban hành một số chính sách nhằm khắc phục thiên tai. Vì vậy, cần rà soát lại nội dung của Nghị định số 64 cho phù hợp và thống nhất.

Theo Vietnamnet

comment Bình luận