Kháng sinh tự nhiên tăng cường sức khỏe cho 2 lá phổi giúp phòng ngừa bệnh trong mùa dịch

Trong thời tiết giao mùa, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, việc tăng cường sức khoẻ bảo vệ phổi được đặt lên hàng đầu.
16:16 | 06/02/2020
Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, vấn đề bổ sung thêm "hàng rào" kháng sinh tự nhiên để bảo vệ lá phổi, phòng ngừa bệnh cúm là hết sức cần thiết.
 
Như chúng ta đều biết, tập thể dục thể thao, không hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm là cách phổ biến nhất để đảm bảo phổi được khỏe mạnh ở mỗi người. Bên cạnh đó, chún ta cũng nên bổ sung các vitamin và khoáng chất thông qua một chế độ ăn lành mạnh để góp phần chăm sóc sức khỏe lá phổi tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
 

Tỏi - kháng sinh tự nhiên quen thuộc trong căn bếp

 

Tang-cuong-suc-khoe-cho-2-la-phoi-bang-khang-sinh-tu-nhien
 
Tỏi – loại gia vị đã quá quen thuộc với mỗi người Việt Nam từ xa xưa đã được sử dụng trong nhiều nền văn hóa như một loại kháng sinh tự nhiên và có thể kháng cả nấm và virus. Hoạt chất có trong tỏi là chất allicin, tinh dầu tỏi giàu glucogen và aliien, fitonxit, nhờ vậy mà tỏi giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm cảm cúm, kháng lại vi khuẩn gây bệnh.
 
Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học Trường Đại học Copenhagen Đan Mạch còn cho thấy trong tỏi có hợp chất tên ajoene có khả năng làm yếu các quần thể vi khuẩn giúp tăng hoạt động của kháng sinh. Ngoài ra, tỏi còn có thể giải quyết được một số loại vi khuẩn nguy hiểm thường gặp ở bệnh viện như Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) gây nhiễm trùng huyết, Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) kháng methicillin (MRSA) gây chốc lở, viêm tủy xương, viêm mô tế bào trên da, viêm phổi, thậm chí nhiễm trùng huyết hay suy đa tạng.
 

Gừng

 

Tang-cuong-suc-khoe-cho-2-la-phoi-bang-khang-sinh-tu-nhien
 
Theo Nam dược thần hiệu: Gừng tươi tính ấm, vị cay, thông được khí, khởi được thần, mở được 9 khiếu, trừ tà khí, hồi phục chính khí. Gừng khô tính ấm, vị cay, chữa được chứng hư nhiệt, phong hàn, đau bụng, các chứng thất huyết… Ngoài ra, gừng còn có 2 tác dụng tuyệt vời là kháng khuẩn và chống nấm. Gừng có thể chống lại nhiều loại vi khuẩn như E. coli và Salmonella, là những nguyên nhân phổ biến từ thực phẩm gây bệnh đường tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng. Bởi vậy mà gừng thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa tiêu chảy do lạnh, tiêu chảy nhiễm khuẩn, lỵ ra máu, đau bụng toát mồ hôi và giải quyết nhiều vấn đề đường tiêu hóa.
 

Cam thảo

 

Tang-cuong-suc-khoe-cho-2-la-phoi-bang-khang-sinh-tu-nhien
 
Cam thảo là một phương thuốc thảo dược được sử dụng để chữa các vấn đề của bệnh viêm phổi. Rễ cam thảo khô (khoảng 2 muỗng cà phê) hòa vào nước (1/2 lít) và đun sôi hỗn hợp này trong khoảng thời gian 10-15 phút. Uống hỗn hợp này 3-4 lần hằng ngày có thể giúp trong điều trị ho.
 

Nghệ

 

Tang-cuong-suc-khoe-cho-2-la-phoi-bang-khang-sinh-tu-nhien
 
Cũng như tỏi và gừng, nghệ là loại gia vị rất quen thuộc với người Việt và xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm chức năng nhờ những tác dụng tuyệt vời của mình. Nghệ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, ngăn ngừa viêm loét… Đối với chị em, nghệ còn được sử dụng để làm đẹp, giảm thâm, trị mụn, giúp điều tiết giảm nhẹ mụn trứng cá nhờ tính chất kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Một nghiên cứu được công bố năm 2009 còn cho thấy hoạt chất Curcumin trong củ nghệ có khả năng chống lại vi khuẩn Helicobacter Pylori – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày.
 

Trà xanh

 

Tang-cuong-suc-khoe-cho-2-la-phoi-bang-khang-sinh-tu-nhien
 
Trong trà xanh có rất nhiều chất chống oxy hóa nên có thể là thực phẩm phòng viêm phổi. Nó có thể bảo vệ phổi khỏi sự tấn công của các loại virus, kể cả nghiên cứu tại Hàn Quốc đã chứng minh, những người thường xuyên uống trà xanh mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh phổi thấp hơn bình thường.
 

Cà rốt

 

Tang-cuong-suc-khoe-cho-2-la-phoi-bang-khang-sinh-tu-nhien
 
Cà rốt là thực phẩm giàu vitamin A, C và các chất chống oxy hóa như lycopene. Những chất này có thể tăng cường sức khỏe cho phổi và làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi. Các nhà khoa học cho biết, ăn cà rốt hàng ngày có thể làm giảm 50% nguy cơ bị ung thư phổi.
 

Dầu ô liu, bạc hà

 

Tang-cuong-suc-khoe-cho-2-la-phoi-bang-khang-sinh-tu-nhien
 
Dầu oliu có chứa chất béo không bão hòa và phytonutrients. Đây là những chất bổ phổi, giúp lọc phổi hiệu quả. Nó có tác dụng chống lại các bệnh về phổi do môi trường xung quanh gây ra.
 
Bạc hà từ lâu đã được giới Đông y tin tưởng giao trách nhiệm làm sạch phổi. Lá bạc hà và tinh dầu bạc hà có khả năng giúp cơ trơn của hệ hô hấp được thư gián. Nhờ đó, đường thở thông suốt, dễ dàng, khắc phục tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp.
 
Bên cạnh đó cần lưu ý cần tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó thúc đẩy sự lan tỏa của các tế bào miễn dịch trong hệ thống tuần hoàn. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp phóng thích endorphin kích thích hệ bạch huyết hoạt động mạnh mẽ và tăng cường hệ thống miễn dịch ngăn chặn các chủng virus tấn công vào cơ thể.
 
Ngủ đúng giờ: Một giờ ngủ thật tốt có thể giúp cơ thể thư giãn và kiểm soát mức độ căng thẳng và ngược lại. Thiếu ngủ có thể tác động đến cơ thể theo nhiều cách. Để duy trì chức năng thích hợp của cơ thể cần ngủ tối thiểu 7 giờ. Một giấc ngủ bị gián đoạn dẫn đến việc giải phóng các hormone gây căng thẳng và có tác động tiêu cực trên hệ miễn dịch làm cơ thể suy yếu. Nên uống nước ấm có thể giúp tránh virus xâm nhập vào trong cơ thể.
 
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường như uống nhiều nước, ăn nhiều loại thực phẩm chứa sinh tố, nghỉ ngơi nhiều sẽ giảm nguy cơ bị nhiễm virus và vi trùng.
 
 
Nguyễn Dung (t/h)
comment Bình luận