Nếu qua tuần 14 vẫn ốm nghén, mẹ bầu cần nghĩ tới hội chứng này

Người phụ nữ được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng ốm nghén cực độ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, rối loạn điện giải và phải nhập viện trong suốt những tháng thai kỳ.
9:35 | 28/05/2019

Nghén tới mức phải nhập viện

Hannah Dalton (đến từ Benfleet, Essex) được chẩn đoán mắc Hyperemesis gravidarum (HG) – chứng ốm nghén cực độ khi mang thai lần hai. Điều này khiến cô phải nằm trên giường và không thể tiêu thụ thức ăn trong sáu tháng đầu của thai kỳ.

“Dù là những mùi vị rất bình thường như mùi người, động vật, hoa, thoảng qua cũng khiến tôi nôn nao”, Dalton kể lại ký ức mang thai kinh hoàng.

Cụ thể, Dalton đã phải trải qua 50 lần nôn nghén mỗi ngày và tình trạng này duy trì đều đặn trong 9 tháng mang thai. Người phụ nữ 30 tuổi rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng khiến các lọn tóc của cô rơi ra. Các bác sĩ cho biết, rụng tóc do suy dinh dưỡng chỉ xảy ra ở các trường hợp nặng.

 

Dalton phải nhập viện khi cô bị nôn nghén tới 50 lần/ngày

Dalton phải nhập viện khi cô bị nôn nghén tới 50 lần/ngày

 

Cô chỉ có thể di chuyển bằng chiếc xe lăn sau 6 tháng nằm trên giường: “Tôi phải học cách đi lại, vì cơ thể tôi đã quên cách di chuyển bình thường”. Điều khó khăn nhất đối với Dalton là cô không thể chăm sóc được con gái đầu lòng chỉ mới 3 tuổi. Bởi cô không thể bế con lên, đưa con đi ra ngoài, bởi chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn, thậm chí là âm thanh vô tuyến cũng khiến người cô nôn nao.

Dalton tiết lộ rằng, cô không thể uống thứ gì trong ba tháng và phải sống nhờ những viên kẹo trong ba tháng cuối của thai kỳ. “Khi tôi đến bệnh viện để sinh con, họ đã hỏi tôi tại sao tôi bị mất nước và tôi nói với họ rằng đó là vì tôi đã không uống gì trong ba tháng”, cô kể.

 

Cô phải ngồi xe lăn trong ba tháng cuối

Cô phải ngồi xe lăn trong ba tháng cuối

 

Tuyệt nhiên, các triệu chứng nôn nghén của cô biến mất sau khi cô sinh mổ được 1 ngày. Và cô có thể ăn uống trở lại. Điều đáng vui mừng là Dalton đã vượt qua được qua trình ốm nghén kéo dài và cô con gái được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.

 

Thế nào là ốm nghén cực độ?

Hơn hai phần ba phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai, nhưng hầu hết các triệu chứng đó được cải thiện hoặc biến mất hoàn toàn vào tuần thứ 14. Nếu tình trạng này kéo dài qua tuần 14, rất có thể đó là dấu hiệu của HG.

Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến HG hay tại sao một số người phụ nữ mắc bệnh, những người khác thì không vẫn chưa được kết luận chính xác. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, triệu chứng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể khi người phụ nữ mang thai.

Buồn nôn và nôn dữ dội là triệu chứng của gravidarum hyperemesis. Không có con số chính xác về trường hợp phụ nữ mang thai mắc HG, vì một số trường hợp có thể không được báo cáo. Nhưng cứ 100 người thì có một người mắc phải. Và các triệu chứng này thường biến mất sau khoảng 20 tuần hoặc sau khi sinh em bé.

Các triệu chứng bao gồm:

Buồn nôn, ói mửa kéo dài và nghiêm trọng, một số phụ nữ cho biết họ đã bị nôn nghén tới 50 lần/một ngày.

Mất nước: Không có đủ chất lỏng trong cơ thể vì bạn không thể giữ đồ uống. Nếu bạn uống ít hơn 500ml mỗi ngày, bạn cần được giúp đỡ.

Ketosis: Một tình trạng nghiêm trọng dẫn đến sự tích tụ các hóa chất axit trong máu và nước tiểu. Ketone được tạo ra khi cơ thể bạn phân hủy chất béo, thay vì glucose, để tạo năng lượng.

Giảm cân.

Huyết áp thấp (hạ huyết áp) khi đứng.

Không giống như ốm nghén khi mang thai thông thường, HG có thể không suy giảm sau 14 tuần.

HG có thể không hoàn toàn rõ ràng cho đến khi em bé được sinh ra. Mặc dù một số triệu chứng có thể cải thiện vào khoảng 20 tuần.

 

Nôn mửa kéo dài là triệu chứng điển hình của ốm nghén cực độ

Nôn mửa kéo dài là triệu chứng điển hình của ốm nghén cực độ

 

Nguyên nhân gây HG?

Hiện nay nguyên nhân gây ra HG vẫn chưa được kết luận chính xác. Hoặc tại sao một số phụ nữ mắc bệnh còn những người khác thì không? Nhưng có một số bằng chứng cho thấy nó được di truyền trong các gia đình.

Một số chuyên gia lại tin rằng, HG có liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể khi phụ nữ đang trong thai kỳ.

Hoặc, nếu bạn đã xảy ra HG trong lần mang thai trước, bạn có nhiều khả năng có được nó trong lần mang thai tiếp theo hơn so với những phụ nữ chưa từng có nó trước đây. Bởi vậy, điều đó đáng để lên kế hoạch trước.

Cách chữa trị HG

Có những loại thuốc có thể được sử dụng trong thai kỳ, cụ thể là trong 12 tuần đầu tiên, để giúp cải thiện các triệu chứng của HG.

Bao gồm các loại thuốc chống bệnh (chống nôn), vitamin (B6 và B12) và steroid.

HG không có khả năng gây hại cho em bé, nếu được điều trị hiệu quả. Nhưng nếu nó khiến bạn giảm cân khi mang thai, có nguy cơ cao em bé của bạn có thể bị thiếu cân.

Như Quỳnh (Theo Daily Mail)

comment Bình luận