Những đối tượng lao động tự do nào được nhận tiền từ gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng?

Những người mở quán ăn hoặc làm việc ở quán ăn, nhà nghỉ cũng sẽ được nhận tiền từ gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng do dịch COVID-19.
17:24 | 23/05/2020
Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã có văn bản số 1810/LĐTBXH-VP phản hồi Sở LĐTB&XH Hà Nội về những vướng mắc khi triển khai gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (COVID-19), đặc biệt là với đối tượng lao động tự do.
 
Cụ thể, trước đó, Sở LĐTB&XH Hà Nội cho rằng có những vướng mắc trong việc xác định một số nhóm đối tượng thụ hưởng, nhất là với nhóm người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do).
 
Để việc rà soát các nhóm đối tượng thụ hưởng đảm bảo đúng người, đúng đối tượng, Sở này đã kiến nghị Bộ LĐTB&XH ban hành hướng dẫn cụ thể để các địa phương có căn cứ triển khai.

Những đối tượng lao động tự do nào được hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng?
Người bán hàng rong thuộc lĩnh vực được hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: VOV
 
Về vấn đề này, Bộ LĐTB&XH đã có Văn bản, giải đáp như sau, với nhóm lao động tự do, đối tượng thuộc diện thụ hưởng hỗ trợ do dịch COVID-19 phải làm những ngành, nghề, công việc theo nội dung tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
 
Đó là những người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô hai bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.
 
Để làm rõ nội dung trên, trong văn bản mới ban hành, Bộ LĐTB&XH đã quy định chi tiết những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bao gồm: người làm nghề massage, xoa bóp y học, châm cứu không có địa điểm cố định, hoặc người lao động làm việc tại các hộ kinh doanh những dịch vụ này.

Lao động bốc vác, vận chuyển hàng hóa là người làm công việc bốc vác hàng hóa tại các ga đường sắt, cảng sông, cảng biển, cảng hàng không và tại các chợ.
 
Người vận chuyển hàng hóa là người thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng xe thô sơ, xe mô tô hai bánh, xe xích lô, xe ba gác, xe đẩy tại các chợ, các ga đường sắt, cảng sông, cảng biển, cảng hàng không.
 
Lĩnh vực dịch vụ lưu trú đủ điều kiện hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ là dịch vụ lưu trú ngắn ngày (khách sạn; căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày; nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày; nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở ngắn ngày tương tự); Cơ sở lưu trú khác (ký túc xá học sinh, sinh viên; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều quán, trại dùng để nghỉ tạm, cơ sở lưu trú khác).
 
Những đối tượng lao động tự do nào được hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng?
Người kinh doanh quán cà phê, giải khát sẽ cũng thuộc diện hỗ trợ của gói 62.000 tỷ đồng
 
Lĩnh vực dịch vụ ăn uống gồm nhà hàng, quán ăn, quán ăn tự phục vụ, quán ăn nhanh, cửa hàng bán đồ ăn mang về, hàng ăn uống trên phố hoặc trong chợ, xe bán hàng ăn uống lưu động; Quán rượu, bia, quầy bar; quán cà phê, giải khát; dịch vụ phục vụ đồ uống khác.

Người lao động tự do bị mất việc được hỗ trợ theo tháng. Thời gian mất việc làm từ 15 ngày trở lên được tính là một tháng; dưới 15 ngày sẽ không được tính và nhận hỗ trợ.
 
[presscloud]https://media.tuoitrexahoi.vn/mediav2/upload/video/2020/05/23/Nhung-doi-tuong-lao-dong-tu-do-nao-duoc-ho-tro-tu-goi-62-000-ty-dong_23052020172047.mp4[/presscloud]
Thủ tục để nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng
 
 
Kiều Đỗ (t/h)

comment Bình luận