Nhiễm virut HPV khi mang thai có ảnh hưởng đến thai kì không ?

Trong hầu hết các trường hợp, phụ nữ bị nhiễm virus HPV khi mang thai thường lo lắng rằng sẽ truyền bệnh và gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, thực tế HPV thai kỳ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bé.
15:33 | 22/06/2020

1. Nhận biết bị nhiễm HPV khi mang thai

Khi bị nhiễm virut HPV, người bệnh sẽ khó có thể biết được tình trạng nhiễm trùng của mình vì nó thường không gây ra các dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể. HPV có hơn 100 chủng loại khác nhau, trong số đó một số loại có khả năng gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung

Đối với phụ nữ đang mang thai bị mọc mụn cóc sinh dục do HPV sẽ có các biểu hiện cụ thể sau: Xuất hiện các tổn thương trên da, các nốt mụn mọc chủ yếu ở khu vực cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn. Mặc dù chúng không gây ra đau đớn cho người bệnh, nhưng nó có thể phát triển thành các khối u ác tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Mụn cóc sinh dục do vi khuẩn HPV chủng 6 và 11 gây ra Hình ảnh virut HPV

2. Tiền sử nhiễm HPV có ảnh hưởng như thế nào đến việc mang thai?

Những phụ nữ đang có dự định mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc có cần thực hiện các xét nghiệm HPV hay không. Điều này giúp xác định chắc chắn rằng họ không bị nhiễm virus và hoàn toàn yên tâm cho kế hoạch mang thai sắp tới.

Đối với những người có tiền sử nhiễm HPV thì cần được theo dõi chặt chẽ, bởi vì những thay đổi của tế bào có thể diễn ra nhanh hơn trong thai kỳ.

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm paps giúp sàng lọc những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Ngoài ra, một số xét nghiệm bổ sung cũng có thể được sử dụng, bao gồm xét nghiệm HPV, hoặc soi cổ tử cung nhằm kiểm tra những mô thay đổi bất thường có thể dẫn đến ung thư cổ cung.

3. HPV có thể ảnh hưởng đến em bé khi sinh không ?

Nguy cơ lây truyền virus HPV từ mẹ sang cho con khi sinh là rất thấp. Ngay cả khi trẻ sơ sinh bị nhiễm HPV, cơ thể bé vẫn có khả năng tự loại bỏ virus này.

Đa phần, HPV sẽ không ảnh hưởng đến quá trình sinh nở hoặc sẽ không lây truyền cho em bé.Hầu hết những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị mụn cóc ở bộ phận sinh dục đều không có các biến chứng về sức khỏe liên quan đến HPV.

Hơn nữa, nếu thai phụ mang loại vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung, em bé vẫn có thể được sinh ra an toàn.

Một ngoại lệ duy nhất hiếm gặp là khi bạn bị mụn cóc sinh dục ở dạng hoạt động do HPV. Một số bà mẹ bị mụn cóc sinh dục ở dạng hoạt động sẽ truyền virus HPV sang cho em bé. Việc này sẽ gây ra tình trạng nhiễm HPV thanh quản, có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng thở của em bé và gây nguy hiểm.

Khả năng mụn cóc sinh dục do HPV sẽ lan rộng đến mức làm tắc nghẽn đường dẫn sinh là hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu bạn bị mụn cóc sinh dục ở dạng hoạt động, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên đẻ mổ để bảo vệ cho em bé. Bạn có thể trao đổi về nguy cơ của việc sinh thường với bác sỹ sản khoa để lựa chọn được phương án tốt nhất cho cuộc sinh nở của mình. Không có phương pháp điều trị nào có thể khiến tình trạng mụn cóc biến mất trước khi sinh cả, do vậy, việc theo dõi và kiểm soát sự xuất hiện của mụn cóc là cách duy nhất bạn có thể làm để đảm bảo cuộc sinh nở diễn ra an toàn.

Bạn sẽ rất khó để lây nhiễm virus HPV cho em bé trong khi sinh, nhưng điều này không có nghĩa là bạn không lây cho em bé các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Bạn rất có khả năng sẽ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nếu bạn quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ với một người bạn tình bị nhiễm bệnh khi đang mang thai.

comment Bình luận