Nhan sắc cô dâu 62 tuổi sau nâng mũi cấu trúc, nhìn qua chỉ rõ ưu nhược điểm của phương pháp này

1 tuần sau nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân, gương mặt của cô dâu 62 tuổi Thu Sao còn sưng nhưng đường nét có nhiều thay đổi. Phương pháp này có gì mà khiến nhiều chị em mê mệt.
21:32 | 29/05/2020
Ngày 29/5, sau 1 tuần thực hiện nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân, cô dâu Thu Sao (63 tuổi) lần đầu tiên xuất hiện với diện mạo mới. Chị Thu Sao xuất hiện cùng chồng ở Đà Nẵng, hội ngộ cô dâu 65 tuổi chị Nguyễn Thị Hoa cùng chồng ngoại quốc 24 tuổi anh Aziz Ur Ehman (Joni).
 
Hai cặp đôi đã có bộ ảnh chụp chung khá lộng lẫy. Đây cũng là dịp để chị Thu Sao khoe nhan sắc mới sau nâng mũi. Phần mũi sau khi tháo băng gạc còn sưng nhưng những đường nét trên gương mặt của chị Thu Sao đã có những thay đổi rõ rệt.
 
Nhan sắc cô dâu 62 tuổi sau nâng mũi cấu trúc, nhìn qua chỉ rõ ưu nhược điểm của phương pháp này
Gương mặt chị Thu Sao sau 1 tuần nâng mũi
 
Qua ảnh cũng có thể thấy phần sống mũi gồ lên thẳng tấp trên gương mặt chị Thu Sao. Phần sống mũi được tái tạo dù còn sưng nhưng khiến gương mặt người phụ nữ U60 trông có phần trẻ trung hơn. Những hình ảnh này lập tức gây chú ý của cộng đồng mạng.
 
Trước đó ngày 21/5, cô dâu 62 tuổi khiến cộng đồng mạng sửng sốt khi khoe hình ảnh nâng mũi cấu trúc tự thân và sửa lại đôi lông mày sau nhiều lần xóa xăm.
 
Nhan sắc cô dâu 62 tuổi sau nâng mũi cấu trúc, nhìn qua chỉ rõ ưu nhược điểm của phương pháp này
Chị Thu Sao chi 50 triệu đồng để nâng mũi cấu trúc tự thân

Sau khoảng 3 tiếng đồng hồ thực hiện ca phẫu thuật nâng mũi, dù gương mặt vẫn còn sưng, phải băng bó nhưng chị Thu Sao vẫn khá vui vẻ, sức khỏe ổn định và không ngần ngại livestream nói chuyện cùng mọi người. Theo chia sẻ trong đoạn clip, chi phí cho dịch vụ nâng mũi của chị Thu Sao hết khoảng 50 triệu đồng.
 

Các loại nâng mũi cấu trúc

 
Phương pháp nâng mũi cấu trúc đang rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Cần hiểu rõ nâng mũi cấu trúc có thể dạng khác nhau tuy nhiên phổ biến và được bác sĩ khuyên dùng là sử dụng sụn tự thân để nâng mũi.
 
Sụn tự thân được dùng trong nâng mũi với nhiều mục đích khác nhau, tùy vào từng tình trạng mũi. Một số phương pháp nâng mũi sụn tự thân phổ biến, được nhiều chị em lựa chọn nhất phải kể đến như:
 
Nâng mũi sụn sườn hay còn có tên gọi nâng mũi Model 4D: Bác sĩ dùng 100% sụn sườn tự thân để nâng cao sống mũi, tái lập cấu trúc mũi, dựng trụ vách ngăn... Sụn sường thường được lấy ở xương sườn số 6 hoặc số 7 của người để thực hiện. Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp mũi hỏng do phẫu thuật trước đó hoặc những ai có cơ địa dị ứng với chất liệu độn nhân tạo.
 
Nhan sắc cô dâu 62 tuổi sau nâng mũi cấu trúc, nhìn qua chỉ rõ ưu nhược điểm của phương pháp này
Một trường hợp mũi co rút sau nâng mũi bằng sụn tự thân
 
Nâng mũi bọc sụn (Nâng mũi Model 3D) là phương pháp sử dụng linh hoạt sụn tự thân và sụn sinh học. Trong đó, sụn sinh học vẫn dùng để nâng cao sống mũi như bình thường còn sụn vành tai được sử dụng để bao bọc đầu mũi. Công nghệ này sẽ phù hợp với những bạn có da mũi mỏng, gặp khuyết điểm về đầu mũi.
 
Đỉnh cao trong nâng mũi cấu trúc là sự kết hợp sụn tự nhân và sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi. Điều quan trọng nhất là làm sao phải đạt được tỷ lệ vàng của một dáng mũi tự nhiên và tay nghề của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu sử dụng sụn silicon thông thường sẽ không thể cho dáng như ý.
 

Hậu quả khi lạm dụng sụn tự thân

 
Theo các chuyên gia, dù nâng mũi sụn tự thân có khá nhiều ưu điểm nhưng không phải ai cũng phù hợp, không thể áp dụng đại trà.
 
Sử dụng sụn tự thân nâng mũi nếu không được đặt đúng vị trí hay sử dụng đúng mục đích thường có tính co rút. Đặc biệt, nếu bác sĩ thực hiện không có chuyên môn dày dặn, sử dụng sụn tai quá nhiều sẽ gây cộm, đầu mũi to thô hơn ban đầu khiến kết quả không được như mong muốn.
 
Ví dụ, sụn tai là loại sụn cong có tính chất co rút nhất định, do đó cần phải áp dụng đúng chỗ. Sóng mũi là phần cần loại sụn thẳng, nếu nào không muốn dùng sụn nhân tạo thì có thể dùng sụn sườn mông để thực hiện, chứ tuyệt đối không nên dùng sụn tai.
 
Nhiều người nghĩ rằng cứ dùng sụn tự thân là tốt, là đẹp vĩnh viễn, nên nằng nặc đòi bác sĩ dùng sụn tai để làm cho cả phần đầu mũi và sóng mũi, điều này không đúng, sẽ gây hậu quả lâu dài.

Dù được nâng mũi bằng chính sụn của mình nhưng bất cứ ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng đào thải, bao xơ khi cơ địa quá dữ. Do đó, trước khi thực hiện, bạn cần trao đổi rõ ràng với bác sĩ về tình trạng cơ địa của mình.
 
Bởi sụn tự thân sau khi đưa vào bên trong khoang mũi sẽ bị cơ thể hấp thụ dần. Do đó, sống mũi chỉ cao tự nhiên chứ không tây như sụn sinh học. Phương pháp chỉ phù hợp với những ai mong muốn nâng cao sống mũi một cách tự nhiên, không lộ dấu vết thẩm mỹ.
 
Cận cảnh một ca tiêm filler nâng mũi kinh hoàng
 
 
Theo Hà Ly/SKCĐ
 
comment Bình luận
bài mới cập nhật