Trẻ còi xương, đâu là nguyên nhân?

Còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức, chế độ ăn thiếu canxi – phốt pho. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ.
14:54 | 21/10/2019
Hiện nay còi xương đang là vấn đề chung, xảy ra khá phổ biến đối với trẻ em dưới 3 tuổi. Khi các bé rơi vào tình trạng này, bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng đều lo lắng và mong muốn tìm ra giải pháp tối ưu để giúp con phát triển toàn diện. Nhưng đầu tiên bạn phải tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương, rồi từ đó mới có thể khắc phục hoàn toàn để bé khỏe mạnh và bụ bẫm.
 

Nguyên nhân trẻ mắc bệnh còi xương


Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D


Thiếu hụt vitamin D ở người mẹ trong quá trình mang thai, là nguyên nhân phổ biến khiến cho phần lớn các trẻ em sinh ra có nguy cơ bị còi xương. Bởi vì khi trẻ còn là một tế bào thai, nếu hàm lượng vitamin D của người mẹ quá thấp gây ra thiếu hụt nên không thể cân bằng canxi nội mô ở bào thai. Điều này gây ra rối loạn quá trình khoáng hóa xương, ảnh hưởng đến bào thai.
 
Những nguyên nhân dẫn đến trẻ còi xương cha mẹ cần nắm rõ đề phòng
Trẻ thiếu vitamin D là nuyên nhân dẫn đến bệnh còi xương.

Không những vậy, sau khi sinh ra vì lượng vitamin D trong sữa mẹ quá thấp, nên không đủ cung cấp thêm cho trẻ. Lúc này bé chỉ có thể dựa vào lượng vitamin D tự dự trữ qua rau thai, để đáp ứng cho chính mình. Vì thế tầm quan trọng của vitamin D đối với phụ nữ mang thai, còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và phát triển đối với trẻ sơ sinh sau này. Vậy nên các bà mẹ mang thai nên chú trọng đến vấn đề này, để tránh tình trạng còi xương ở trẻ sau khi sinh.

Trẻ bị còi xương do thiếu ánh sáng mặt trời

 
Việc thiếu ánh sáng mặt trời cũng là một trong những yếu tố khiến cho tình trạng còi xương ở trẻ sơ sinh tăng đột biến, đó là lý do tại sao từ xa xưa có nhiều người đã biết bồng bế trẻ sơ sinh ra ngoài tắm nắng vào mỗi buổi sáng. Vì điều này giúp cho làn da bé hấp thụ được vitamin D, làm giảm nguy cơ còi xương ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên hiện nay, có nhiều bậc cha mẹ bảo bọc con cái quá kỹ. Họ thường quan niệm sau khi sinh, cả mẹ và con chỉ nên ở trong buồng tối và không nên ra ngoài trời. Chính vì điều này mà khiến cho cả mẹ lẫn trẻ đếu bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng. Hay ở những vùng núi sương mù, thời tiết giá lạnh, quanh năm thiếu ánh nắng... Thường có tỷ lệ trẻ bị còi xương cao hơn ở những vùng có ánh sáng mặt trời.
 

Do chế độ ăn uống


Đối với trẻ sơ sinh trong những tháng năm đầu đời, chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là sữa mẹ, những trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ thì sẽ phát triển tốt hơn những bé không được bú mẹ. Có những trường hợp đặc biệt, bé không bú sữa mẹ mà phải ăn bột ngay từ khi rất nhỏ. Tuy nhiên trong bột ăn, có nhiều axit phytic sẽ làm cản trở sự hấp thụ canxi khiến cho bé có thể bị còi xương.
 
Những nguyên nhân dẫn đến trẻ còi xương cha mẹ cần nắm rõ đề phòng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ vô cùng quan trọng. 

Ngoài ra khi trẻ bị suy dinh dưỡng thường hay mắc phải chứng còi xương, có nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng khi trẻ bị suy dinh dưỡng thường gặp cản trở trong quá trình hấp thụ các chất. Sẽ làm rối loạn hàm lượng vitamin D và muối khoáng; đồng thời trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ hay thiếu hụt loại enzym có tác dụng chuyển hóa vitamin D.

Và với những trường hợp thiếu hụt vitamin D, sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể nói chung và đặc biệt là với trẻ nhỏ. Bởi cơ thể các bé còn quá non kém, nên dễ dàng bị các tác nhân vi khuẩn xâm nhập khiến nguy cơ bị suy dinh dưỡng càng cao.
 

Trẻ bị còi xương do mắc các vấn đề về thận bẩm sinh


Nếu sau khi sinh ra, trẻ mắc phải các tình trạng liên quan đến thận thì nguy cơ bị còi xương là rất lớn. Trong đó phải chú ý đến còi xương đái tháo phosphate và còi xương thận. Đây là hai trường hợp xảy ra phổ biến, và thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Còi xương đái tháo phosphate là bệnh lý thận không giữ được muối phốt pho như bình thường, nên khiến cho nồng độ phốt pho máu thường ở mức thấp. Tuy nhiên, bệnh gây ra không phải do thiếu vitamin D mà là do phốt pho bị mất đi qua nước tiểu. Khi mắc bệnh này, trẻ sẽ có dấu hiệu bị đau xương, xương mềm và dễ bị biến dạng.

Còn đối với còi xương thận, là bệnh gây ra bởi cơ thể bị rối loạn chức năng thận nên làm giảm khả năng điều hoà mức điện giải bị mất qua nước tiểu. Nên những trường hợp này sẽ mất cả canxi và phốt pho qua nước tiểu, gây ra chứng còi xương dinh dưỡng nặng.
 

Phòng bệnh còi xương ở trẻ 


Để phòng bệnh còi xương cho trẻ Khi mang thai các bà mẹ cần làm việc nghỉ ngơi hợp lý để tránh đẻ non, có thể bổ sung vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000UI.

Sau khi sinh cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở nên thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.
 
Những nguyên nhân dẫn đến trẻ còi xương cha mẹ cần nắm rõ đề phòng
Tắm nắng cho trẻ để phòng bệnh còi xương.

Sau khi sinh 2 tuần bạn nên cho trẻ ra tắm nắng 15 – 20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ).

Cho trẻ uống vitamin D 400UI / ngày trong năm đầu tiên đặc biệt là về mùa đông.

Khi trẻ ăn bổ sung: Bạn nên tăng cường cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.

Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D có thể xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có thể ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.

[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/10/18/Tre-coi-xuong-va-cach-xu-ly-I-VTC16_18102019124503.mp4[/presscloud]
Nguyên nhân và cách phòng bệnh còi xương ở trẻ. Video: VTC16
 
 
Ánh Nguyệt (t/h)
comment Bình luận