Bà bầu kiêng ăn ngải cứu vì sợ sảy thai là đã bỏ qua những tác dụng thần kỳ này

Một số người cho rằng bà bầu nên kiêng rau ngải cứu vì có thể gây sảy thai. Tuy nhiên, y học cổ truyền dùng ngải cứu là một vị thuốc an thai. Tác dụng của loại rau này, mang thai tháng thứ 2 được ăn ngải cứu không.
5:34 | 26/02/2020
Trong y học cổ truyền ngải cứu không chỉ là một loại rau mà còn vị thuốc quý. Các chuyên gia lý giải sự thật về thông tin ăn rau ngải cứu khiến bà bầu sảy thai. Mang thai tháng thứ 2 được ăn ngải cứu không. Bà bầu cần lưu ý điều gì khi ăn ngải cứu để tránh gây hại cho mẹ và mé.
 

Sự thật bà bầu ăn ngải cứu gây sảy thai

 
Từ lâu dân gian vẫn truyền miệng nhau bà bầu không nên ăn ngải cứu vì có thể gây sảy thai. Trả lời về vấn đề này, cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TSKH Đỗ Tất Lợi khẳng định, ngải cứu không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Ngược lại, y học cổ truyền sử dụng ngải cứu như một vị thuốc để ăn thai.
 
Mang thai tháng thứ 2 được ăn ngải cứu không
 
Ngải cứu còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải điệp. Ngày nay, dược tính của ngải cứu được nghiên cứu và vận dụng trong cả Đông y lẫn Tây y.
 
Các chuyên gia đã chỉ ra, trong ngải cứu có tinh dầu, ít tanin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu ngải cứu là xineol và α-thuyon, ngoài ra còn có adenin, cholin với lượng nhỏ. Tinh dầu ngải cứu được đưa vào Dược điển của nhiều nước trên thế giới, chủ yếu làm thuốc điều kinh.
 
Trong Đông y, ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai. Các bài thuốc từ ngải cứu dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, động thai, xuất huyết khi mang thai, thổ huyết, máu cam... Bà bầu ăn ngải cứu với lượng vừa phải sẽ xoa dịu những cơn đau cơ, tuần hoàn máu tốt làm giảm nhức mỏi toàn thân.
 

Mang thai tháng thứ 2 được ăn ngải cứu không

 
Có thể khẳng định bà bầu hoàn toàn có thể ăn được ngải cứu. Tuy nhiên, nhiều chị em thắc mắc trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể ăn ngải cứu được không, ăn bao nhiêu là an toàn.
Theo lương y Nguyễn Minh Phúc, Chủ tịch Hội đông y Vũng Tàu, trong tam nguyệt cá thứ nhất, bà bầu không nên hoặc hạn chế ăn ngải cứu để tránh ra máu, co tử cung. Thai phụ từ tam nguyệt cá thứ hai có thể an tâm ăn ngải cứu nhưng chỉ với lượng vừa phải. 
 

Khi nào bà bầu không được ăn ngải cứu

 
Theo các chuyên gia, bà bầu chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 3-5 ngọn. 
Bà bầu có cơ địa nhạy cảm, ốm nghén nặng hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non không nên ăn ngải cứu. 
 
Mang thai tháng thứ 2 được ăn ngải cứu không
 
Không dùng ngải cứu cho người âm hư, nội nhiệt, phụ nữ có thai bị nóng trong người hay bị táo bón. Thai phụ mắc bệnh viêm gan thì tuyệt đối không nên ăn ngải cứu để tránh trúng độc.
Ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng rất tốt nhưng thai phụ có vấn đề về đường ruột không nên ăn vì khiến bệnh nặng hơn.
 
Món ăn từ ngải cứu tốt cho bà bầu như:
 
Món trứng gà ngải cứu giúp giảm triệu chứng chóng mặt, hoa mắt. Gà tần ngải cứu bồi bổ sức khỏe, tăng hoạt huyết, tốt cho hệ xương.
 
Cháo ngải cứu chữa động thai, giảm đau xương khớp. Canh ngải cứu nấu thịt nạc chữa bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư, lạnh bụng. 
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2020/02/25/cong-dung-cua-la-ngai-cuu_25022020223122.mp4[/presscloud]
Công dụng của lá ngải cứu
 
 
Hà Ly (t/h)
 
comment Bình luận