-
"Mạo danh" bác sĩ Bệnh viện Quân đội 108 trên mạng xã hội để trục lợi
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cảnh báo về việc một người giả danh bác sĩ quân đội quảng bá trên mạng xã hội liệu pháp "chữa lành tự nhiên" phản khoa học. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng lên tiếng về việc chưa liên kết với đơn vị nào để cung cấp dịch vụ sau sinh như một số đối tượng đang mạo danh bệnh viện để trục lợi.
-
Cảnh giác lừa đảo 'con đang cấp cứu tại bệnh viện'
Trước tình trạng nhiều kẻ gian tung thông tin giả "con đang cấp cứu tại bệnh viện"để lừa đảo, Sở Y tế TPHCM đề nghị người dân gọi qua số đường dây nóng của sở 0967.77.10.10 hoặc 028.3930.7916, bên cạnh báo kịp thời công an và đường dây nóng bệnh viện.
-
Hasaki Beauty & Clinic hoạt động và quảng cáo trái phép bị xử phạt nặng
Thanh tra Sở Y tế TP. HCM vừa đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với cơ sở Hasaki Beauty & Clinic, đồng thời cơ sở còn bị xử phạt hơn 130 triệu đồng.
-
Sở Y tế TP.HCM 'tuyên chiến' với phòng khám 'vẽ bệnh, moi tiền'
Sở Y tế TP.HCM kêu gọi người dân khi gặp tình huống các phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” hãy gọi ngay số điện thoại 098.940.1155 hoặc vào ứng dụng “Y tế trực tuyến” để phản ánh.
-
Quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có giấy phép hoạt động, Wonhee Korea bị xử phạt nặng
Mặc dù chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, Công ty TNHH Đào tạo nghề Wonhee Korea vẫn quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Công ty này vừa bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh xử phạt 70 triệu đồng.
-
ĐB Quốc hội: Dịch vụ làm đẹp bằng tế bào gốc nhiều khi không hiệu quả như quảng cáo
Góp ý vào Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) lấy ví dụ về dịch vụ tế bào gốc, làm đẹp bằng tế bào gốc nhiều khi hiệu quả không đúng như quảng cáo. Người tiêu dùng không khéo sẽ tốn hàng chục triệu, có thể đến hàng trăm triệu nhưng hiệu quả không như mong muốn.
-
Các loại thuốc đặc trị 'tự phong' trên mạng khiến người bệnh 'tiền mất tật mang'.
Giá thành thấp, cam kết trị dứt bệnh trong thời gian ngắn của các loại thuốc đặc trị tự phong được quảng cáo trên mạng khiến người bệnh 'tiền mất tật mang'.
-
Ngân hàng mô (tế bào gốc) Medeze quảng cáo dịch vụ trái phép, khách hàng cẩn trọng
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa phát hiện ngân hàng mô thuộc Công ty TNHH Medeze Việt Nam (116 Nguyễn Văn Hưởng, Phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức) có hành vi quảng cáo hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đặc biệt trái phép.
-
Dùng thuốc, thiết bị can thiệp trái phép vào cơ thể người, Spa Lucky Star bị đình chỉ hoạt động
Thanh tra Sở Y tế TP. HCM vừa phát hiện cơ sở chăm sóc da của Công ty TNHH Ly Lucky Star (729/10 Kha Vạn Cân, phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức) có hành vi sử dụng thuốc, chất, thiết bị can thiệp trái phép vào cơ thể con người…
-
Thẩm mỹ ADORIS quảng cáo dịch vụ trái phép, khách hàng cẩn trọng
Ngang nhiên quảng cáo dịch vụ trái phép, cơ sở Thẩm mỹ ADORIS ở số 69 Đường D1, Khu đô thị mới Him Lam, Phường Tân Hưng, Quận 7 vừa bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM 'tuýt còi".
-
Ngang nhiên khám chữa bệnh trong thời gian đình chỉ, Thẩm mỹ Pasteur bị xử phạt nặng
Chủ hộ kinh doanh Thẩm mỹ Pasteur (số 4-4B Lê Quý Đôn, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh) vừa bị Sở Y tế TP.HCM xử phạt số tiền lên đến 75 triệu đồng vì ngang nhiên hoạt động trong thời gian đình chỉ, quảng cáo dịch vụ đặc biệt trái phép.
-
Giả danh bác sĩ bệnh viện và gói khuyến mãi để lừa đảo bán thực phẩm chức năng
Giả danh nhân viên Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện mắt Trung ương, các đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của khách hàng qua việc mua hàng để được cấp sổ vàng khám chữa bệnh.
-
Xử phạt, tước giấy phép hoạt động Nha khoa JP Dentist vì hàng loạt sai phạm
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt của Công ty TNHH Nét Đẹp Nụ Cười (556 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10) có hàng loạt sai phạm trong việc khám chữa bệnh, nhiều nhân sự không có chứng chỉ hành nghề.