Chuyện lạ đời ở Gia Lai: Hơn nghìn người chết, đi tù... vẫn có tên nhận tiền hỗ trợ COVID-19

Vài ngày nay dư luận đang sục sôi trước thông tin, có 1.265 người đã chết, đi tù, chuyên đi nơi khác sinh sống ở huyện Chư Pah (tỉnh Gia Lai)... nhưng vẫn có tên trong danh sách nhận tiền hỗ trợ COVID-19.
14:30 | 29/06/2020
Theo nguồn tin từ Người lao động, ngày 29/6, Ban điều phối thực hiện Nghị quyết 42 huyện Chưa Pah (tỉnh Gia Lai) đã có báo cáo kết quả triển khai thực hiện về viện pháp hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19 của huyện.
 
Theo báo cáo, toàn huyện có 22.913 đối tượng được hỗ trợ với tổng số tiền trên 19 tỉ đồng. Tính đến ngày 19/6, huyện đã chi trả cho 21.648 người (đạt 94,4%) với số tiền trên 18 tỷ đồng.
 
Điều lạ lùng trong báo cáo này là có đến 1.265 người chết, người đi tù, người chuyển đi nơi khác... vẫn có tên trong danh sách nhận tiền hỗ trợ. Trong số đó có 69 người đã chết; 68 người đi làm ăn xa, chuyển đi nơi khác không liên lạc được, đi tù; 95 người không có chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, không có giấy chứng nhận hộ nghèo; 503 người có tên trong danh sách nhưng không có tên trong sổ hộ khẩu, sai họ tên; 236 người là hộ nghèo, hộ cận nghèo trùng tên, trùng với đối tượng người có công, bảo trợ xã hội; 294 người là nhân khẩu đã tách khỏi hộ.
 
Bên cạnh đó còn có nhiều hộ dân không đủ điều kiện nhưng vẫn được chính quyền địa phương phê duyệt, đưa vào hộ cận nghèo....
 
Nói về báo cáo này, ông Rơ Châm Ghí – Trưởng Trưởng Phòng LĐ-TB-XH, Phó Ban điều phối thực hiện Nghị quyết 42 huyện Chư Pah cho biết: Quá trình rà soát đối tượng được hưởng hỗ trợ, đơn vị đã thấy danh sách các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo vào cuối tháng 12/2019. Trên cơ sở danh sách đó, các xã lập danh sách, rà soát, kiểm tra và chi trả... Phòng LĐ-TB-XH chỉ tổng hợp lại.
 
Hơn nghìn người chết, đi tù... vẫn có tên nhận tiền hỗ trợ COVID-19
Huyện Chư Pah
 
Còn đối với trường hợp những người đã chết mà vẫn có trong dạnh sách, ông Ghí nhận định đó là do thống kê cuối năm 2019 nhưng đầu năm 2020 thì những người này chết nên vẫn có tên trong danh sách.
 
Có những người không có chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, không có giấy chứng nhận hộ nghèo nhưng vẫn được có tên trong danh sách thì ông Ghí lý giải đây là lỗi của chính quyền địa phương.
 
Còn những người thiếu chứng minh thư nhân dân khi bổ sung sẽ tiếp tục được chi trả. Những đối tượng nào đã được cấp khi rà soát lại, đối tượng nào sai sẽ thu hồi. Ông Ghí cũng nhấn mạnh, huyện sẽ kiểm điểm các xã và rút kinh nghiêm.
 
Cũng trong tháng 6/2020, tại Nghệ An cũng xảy ra trường hợp “đưa nhầm” 231 người Ơ Đu vào danh sách hỗ trợ, phát triển của tỉnh này.
 
Theo đề án, bản Đửa có 45 hộ với 231 nhân khẩu là người Ơ Đu. Điều đáng nói là sau khi danh sách được lập, qua kiểm tra của Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An phát hiện tại bản này không có người Ơ Đu nào sinh sống. Vì vậy, ngày 30/9/2019, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 3869/QĐ-UBND đưa bản Đửa ra khỏi danh sách hỗ trợ của đề án.
 
Ông Lương Thanh Hải - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cho biết, số liệu người Ơ Đu tại bản Đửa, xã Lượng Minh là do huyện Tương Dương cung cấp, xây dựng. Chỉ sau khi xây dựng đề án, tiến hành kiểm tra thực tế, thấy có sự bất cập nên cơ quan này mới đề nghị đưa bản Đửa ra khỏi đề án.
 
Những đối tượng nào được nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng
 
  
Theo Nga Đỗ/SKCĐ
 
comment Bình luận
bài mới cập nhật