Giáo sư Đặng Văn Ngữ: Bác sĩ đầu ngành về nghiên cứu ký sinh trùng tại Việt Nam

Giáo sư Đặng Văn Ngữ có lẽ là cái tên rất quen thuộc trong tâm thức mỗi người Việt. Ông được nhân dân biết đến nhiều khi sáng chế thành công thuốc kháng sinh penicillin, đồng thời ông cũng là một trong những bác sĩ đầu ngành về nghiên cứu ký sinh trùng tại Việt Nam.
9:44 | 27/02/2021


Chân dung giáo sư Đặng Văn Ngữ chụp cùng con trai.Chân dung giáo sư Đặng Văn Ngữ chụp cùng con trai.

Giáo sư Đặng Văn Ngữ là ai? Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp

Đặng Văn Ngữ sinh ngày 4 tháng 4 năm 1910 tại làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế trực thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế trong một gia đình nhà Nho, sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Thuở nhỏ ông được gia đình cho theo học tiểu học ở Vinh, trung học ở Huế sau đó học tiếp tại Hà Nội. Năm 20 tuổi ông đỗ tú tài và nhận được học bổng theo học tại trường Y – Dược thuộc đại học Đông Dương.

Đến năm 1937, sau khi tốt nghiệp, ông đã trở thành trợ lý cho giáo sư, bác sĩ người Pháp là Henry Galliard, chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Đông Dương. Đến năm 1942 ông được giữ chức trưởng phòng thí nghiệm ký sinh trùng đặc biệt, cũng trong thời gian này ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng.

Những dấu mốc quan trọng gắn liền với cuộc đời ông:

  • Năm 1943 ông đi du học tại Nhật Bản, hai năm sau đó ông trở thành trưởng hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản.
  • Năm 1949 ông quay trở về Việt Nam tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và có nhiều đóng góp to lớn. Đặc biệt, tại chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công thuốc Penicillin giúp điều trị hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn cho chiến sĩ, quân nhân.
  • Trong năm 1949 ông trở thành giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa.
  • Đến năm 1955 ông sáng lập ra Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam đồng thời đảm nhận chức Viện trưởng.
  • Từ năm 1955 – 1967 ông tập trung nghiên cứu vacxin phòng chống và điều trị bệnh sốt rét.
  • Đến ngày 1 tháng 4 năm 1967 không hy sinh trong một trận ném bom  B52 của Mỹ trên dãy Trường Sơn thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế. Khi ấy ông vẫn đang say sưa nghiên cứu thuốc trị sốt rét.

Các công trình nghiên cứu khoa học trong sự nghiệp y học

Trong cuộc đời hành nghề Y học, giáo sư Đặng Văn Ngữ đã để lại 19 công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn cả khắp Châu Á và trên thế giới. Điển hình như:

Quá trình nghiên cứu ký sinh trùng của ông với học trò.Quá trình nghiên cứu ký sinh trùng của ông với học trò.

  • Vào năm 1936, ông đã nghiên cứu và phát hiện ra loài sán Clonorchis sinensis có thể ký sinh ở tụy.
  • Đến năm 1938 ông cũng tìm được chu trình tiến hóa của loài này bằng thực nghiệm ở loài Bithynia chaperi và B.longicornis và được giáo sư Nhật Bản nhận xét là nhà nấm học giỏi của châu Á.
  • Trong quá trình nghiên cứu ký sinh trùng, loài muỗi ông đã phát hiện giống Piedra hortai ở Việt Nam, trong khi người Pháp nghĩ rằng chỉ có ở châu Phi.
  • Năm 1942 ông phát hiện ra một giống Eurytrema tonkinensis mới ở tụy trâu bò.
  • Năm 1943 nghiên cứu về đặc điểm tiến hóa của D.mansoni và hoàn chỉnh một số xét nghiệm miễn dịch để chẩn đoán.
  • Năm 1945 xác định công thức kháng nguyên Salmonella.
  • Trong năm 1947 – 1948, tại Quân Y viện 406 của Mỹ ở Nhật Bản, ông đã tham gia nghiên cứu về vi trùng học và huyết thanh học.
  • Cũng trong năm 1947 ông xác định loại nấm có tính kháng sinh cao.
  • Khi hoạt động tại Việt Nam ông đã sản xuất được “nước lọc Penicillin” giúp hơn 80% thương binh Việt Nam không phải cưa tay, chân, giảm thiểu tình trạng tử vong.
  • Năm 1951 ông nghiên cứu tăng gia men, nước bột ngô ngâm và nghiên cứu kháng sinh của một số thảo mộc.
  • Từ năm 1955 – 1967 ông tập trung nghiên cứu vacxin phòng chống bệnh sốt rét nhưng chưa thành công thì ông đã qua đời.

Có thể nói, quá trình cống hiến sức lực, trí tuệ của ông cho nên y học Việt tuy không dài nhưng để lại rất nhiều công trình khoa học nổi tiếng, đóng vai trò quan trọng trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, được nhân dân Việt Nam khắc sâu, ghi nhớ ngàn đời nay.

Những thành tựu đạt được của Giáo sư Đặng Văn Ngữ

  • Đặng Văn Ngữ được công nhận là nhà giáo sư đầu ngành nghiên cứu ký sinh trùng.
  • Năm 1955, bác sĩ Đặng Văn Ngữ trở thành một trong 45 vị giáo sư đầu tiên của Việt Nam và được Bác Hồ ký quyết định phong tặng, được đề cử làm Giáo sư Trường Y – Dược khoa đại học.
  • Năm 1967, được truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động, liệt sỹ.
  • Ông là một trong 12 nhà khoa học y dược đầu tiên của nước ta được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh lần thứ nhất 10/9/1996.

Đặng Văn Ngữ trở thành cái tên của nhiều trường học nổi tiếngĐặng Văn Ngữ trở thành cái tên của nhiều trường học nổi tiếng

  • Ngày nay tên của ông được đặt cho nhiều trường học, các tuyến đường, phố tại Hà Hội, TPHCM, Quảng Bình,…
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về sản xuất “nước lọc Penicillin” trong điều trị vết thương và điều tra, nghiên cứu về vacxin phòng chống sốt rét ở Việt Nam.

Bác sĩ Đặng Văn Ngữ – Quan điểm sống và những phẩm chất đáng quý

Giáo sư Đặng Văn Ngữ luôn mong muốn được cống hiến hết mình cho tổ quốc, không màng đến vinh hoa phú quý, lợi lộc. Với ông, được phục vụ tổ quốc, nhân dân, cứu người là niềm hạnh phúc lớn nhất. Đây cũng chính là kim chỉ nam sống của người thầy thuốc tài năng bạc mệnh này.

Đặng Văn Ngữ hết lòng phục sự cho nhân dân, tổ quốc.Đặng Văn Ngữ hết lòng phục sự cho nhân dân, tổ quốc.

Trong những tháng ngày nghiên cứu vacxin chữa trị bệnh sốt rét ông quan niệm: “Nếu ta làm tốt, sẽ không chỉ giúp một người, một vài người, mà là hàng trăm người, hàng ngàn, hàng triệu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần của bệnh sốt rét”.

Qua đó có thể thấy được tình yêu nước sâu đậm, trách nhiệm và đam mê với nghề Y của giáo sư Đặng Văn Ngữ. Một người thầy thuốc không quản gian khó, mệt nhọc, kể cả khi vào rừng sâu, ngõ hẻm, hang cọp hay là thức thâu đêm,… ông vẫn miệt mài nghiên cứu mang hết tâm sức, trí tuệ để có thể tìm ra loại vacxin sớm nhất.

Qua đây chúng ta cũng nên trau dồi và học hỏi những phẩm chất đáng quý của vị giáo sư tài năng Đặng Văn Ngữ: Đó là, tinh thần sáng tạo, đam mê làm việc, luôn sống trong sạch, liêm khiết hết mình vì nghề nghiệp, tổ quốc. Đặc biệt, ông luôn giữ cho mình được cái tâm, cái đức vốn có của của người thầy thuốc Việt.

Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của vị giáo sư Đặng Văn Ngữ sẽ giúp quý độc giả hiểu sâu hơn về nền Y học Việt Nam nói chung. Đồng thời thêm một lần ghi nhớ, khắc sâu về hình ảnh những người anh hùng, nhân vật lịch sử vĩ đại của dân tộc ta.

Chuyến đi định mệnh của Giáo sư Đặng Văn Ngữ

Việt Nam là nước nhiệt đới nên lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có sốt rét. Trước Cách mạng tháng 8/1945, bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã chú trọng đến công tác điều tra cơ bản về sốt rét.

Khi còn học tập tại Nhật Bản (1943-1949), trong bức thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng năm 1949, ông đã đề cập đến vấn đề này: “…phong thổ nước ta là kiện tướng rất lợi hại, không khác gì vị tướng Tuyết đối với nước Nga. Vị tướng phong thổ đã dùng đạo binh “Sốt rét rừng” giúp ta đuổi bọn Pháp ra khỏi bờ cõi. Nhưng ta cũng nên nhớ rằng vị tướng ấy là vị tướng rất hay trở mặt nếu ta không biết dùng nó”.

Chuyến đi định mệnh của Giáo sư Đặng Văn Ngữ - 1

Giáo sư Đặng Văn Ngữ tại trường Y - Dược và khoa Kí sinh trùng.

Sau khi về nước (năm 1949), ông đã nghiên cứu và sản xuất thành công “nước lọc Penicillin” giúp điều trị vết thương cho quân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (và cả kháng chiến chống Mỹ sau này).

Năm 1957, Viện Sốt rét[1] được thành lập. GS Đặng Văn Ngữ trở thành Viện trưởng đầu tiên và là Chủ nhiệm Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc, ông đã chỉ đạo tiến hành khảo sát, điều tra toàn diện bệnh sốt rét trên miền Bắc. Đồng thời các Ủy ban tiêu diệt sốt rét từ cấp trung ương đến địa phương được thành lập để thực hiện cuộc điều tra bệnh sốt rét lớn chưa từng có.

Chuyến đi định mệnh của Giáo sư Đặng Văn Ngữ - 2

Bản đồ phân vùng sốt rét ở Việt Nam, 1958-1974 dựa theo 7 phân vùng sốt rét của GS Đặng Văn Ngữ (Trích báo cáo của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương).

Tính đến năm 1960-1961 có trên 3.000 điểm điều tra với 646.277 người được khám lách, 435.370 người được thử máu, 319.087 nhà được điều tra muỗi[2]… Nhiều đoàn cán bộ được cử đến các tỉnh vùng Tây Bắc, đến Thanh Hóa, Nghệ An,... để nghiên cứu sâu tình hình dịch bệnh, từ vấn đề lâm sàng, sinh thái học đến các vấn đề kinh tế xã hội, môi trường; phân vùng sốt rét và tổ chức tiêu diệt sốt rét.

Dựa trên kết quả cuộc điều tra trên, GS Đặng Văn Ngữ đã cùng đồng nghiệp khái quát những yếu tố gây bệnh, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tiêu diệt sốt rét. Theo BS Nguyễn Tiến Bửu, nguyên Viện phó Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng đồng thời là thành viên Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét, đến năm 1964, tỷ lệ sốt rét ở các địa phương đã giảm trung bình 15-20 lần, có nơi tỷ lệ chỉ còn 0,01%. Trước đó có những vùng nông thôn, miền núi, có tới 90% dân số mắc bệnh.

Công cuộc chống sốt rét ở miền Bắc đã có kết quả rất đáng mừng, nhưng GS Đặng Văn Ngữ vẫn chưa thể an tâm, khi ở nhiều vùng trên chiến trường miền Nam, rất nhiều người hy sinh không chỉ vì bom đạn mà còn vì bệnh sốt rét đang hoành hành dữ dội.

Chuyến đi định mệnh của Giáo sư Đặng Văn Ngữ - 3

Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch (hàng thứ nhất, thứ 4 từ trái), GS Đặng Văn Ngữ (hàng thứ 2, thứ 3 từ trái) cùng các đồng nghiệp tại Tuyên Quang. Ảnh chụp năm 1955.

“Nghe Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đưa tin, nếu giảm 5% tỉ lệ thương vong vì sốt rét, nhân dân miền Nam hoàn toàn có thể giành thắng lợi, GS Đặng Văn Ngữ quyết định đề đạt cấp trên xin vào chiến trường miền Nam để nghiên cứu và chữa trị sốt rét”[3] – Bác sĩ Nguyễn Tiến Bửu chia sẻ.

Nhiều lần Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch trao đổi cân nhắc về chuyến công tác này và gợi ý nên cử cán bộ trẻ có kinh nghiệm vào nghiên cứu tình hình trước. Nhưng sự cấp bách của nhiệm vụ cùng quyết tâm khó lay chuyển của Viện trưởng Viện Sốt rét, cuối cùng cấp trên chấp thuận nguyện vọng của ông.

Để chuẩn bị cho chuyến công tác đường trường, vừa chuẩn bị nội dung, phương tiện nghiên cứu, GS Đặng Văn Ngữ vừa rèn luyện sức khỏe. Ông tập bỏ thói quen đi giày da để đi dép cao su. Với nhiều người, có lẽ việc này chẳng có gì đáng nói nhưng với người lúc nào cũng mang giày da bất kể mùa nóng, mùa lạnh như ông thì cũng trở thành vấn đề. Mỗi tối, ông còn tập vác balo gạch đi quanh nhà, dần dần đi quãng đường xa hơn...

Chuyến đi định mệnh của Giáo sư Đặng Văn Ngữ - 4

Khoảng cuối năm 1966, GS Đặng Văn Ngữ cùng 12 cán bộ của Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng được bí mật đưa lên Lương Sơn (Hòa Bình) huấn luyện và rèn luyện sức khỏe. Ở tuổi 56, lại là lãnh đạo một Viện nghiên cứu, nhưng ông từ chối sự ưu tiên trong việc mang vác đồ và luôn nghiêm túc, gương mẫu trong luyện tập. Tết Nguyên đán năm 1967, tranh thủ thời gian ngừng bắn, cả đoàn bắt đầu di chuyển bằng ô tô vào Vĩnh Linh (Quảng Trị) rồi đi bộ vào Trị Thiên - Huế.

Trước chuyến đi B, GS Đặng Văn Ngữ đã kịp lên thăm mộ vợ ở Việt Bắc. Chuyến đi này, ông mong có thể về thăm quê hương Thừa Thiên - Huế, thăm mẹ già và những người ruột thịt sau bao năm xa cách. Chuẩn bị lên đường, ông không quên viết thư báo tin cho các con đang học tập ở xa.

Trong thư gửi con gái Đặng Nguyệt Quý (1/2/1967, khi đó đang học ở Liên Xô), ông viết: “Ba rất phấn khởi vì công việc rất cần thiết và cấp bách. Sau khi con đi, Ba vào Vĩnh Linh nghiên cứu trong 4 tháng và thấy có thể sản xuất được thuốc để tiêm phòng sốt rét, Ba sẽ đi B để sản xuất thuốc ấy trên một quy mô lớn hơn. Triển vọng rất nhiều nhưng khó khăn cũng rất nhiều. Ba sẽ cố gắng”. Đã có lần, ông tâm sự với con, rằng khi nào tiêu diệt hết sốt rét ở cả hai miền Bắc - Nam, ông có chết cũng không ân hận.

Nhớ về người thầy đáng kính, học trò của ông - GS Nguyễn Ngọc Lanh, nguyên Phó Chủ nhiệm bộ môn Sinh lý bệnh, trường Đại học Y Hà Nội, kể rằng: GS Đặng Văn Ngữ đã ấp ủ và nghiên cứu một loại vaccine từ thoa trùng muỗi (là một thế hệ mới của ký sinh trùng sốt rét) để phòng sốt rét, muốn ứng dụng ngay tại chiến trường. Đó chính là “ý tưởng sớm nhất thế giới”[4]. Có lẽ vì thế dù vào vùng bom đạn nguy hiểm nhưng đoàn đi B không nghĩ đến cái chết mà tràn đầy phấn khởi với niềm tin nghiên cứu thành công thuốc vaccine phòng, chống sốt rét.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Bửu chia sẻ, có một lần, bom đạn bay sượt đầu ông và GS Đặng Văn Ngữ. May mắn hai người thoát nạn, GS Ngữ vội ôm chặt đồng nghiệp Tiến Bửu: “May quá, mày chết thì khổ tao!”.

Chuyến đi định mệnh của Giáo sư Đặng Văn Ngữ - 5

Giáo sư Đặng Văn Ngữ (Ở giữa) với Bác Hồ nhân dịp Bác thăm trường Y - Dược và khoa Kí sinh trùng.

Dù thiếu thốn, bom đạn nguy hiểm, nhưng ông vẫn yêu cầu các thành viên phải dựng nhà, làm phòng thí nghiệm sao cho khang trang, ngăn nắp để thuận tiện cho việc nghiên cứu. Các bác sĩ, kỹ thuật viên, y tá, không ai biết cách làm nhà nhưng cuối cùng vẫn làm được.

Ngày cuối cùng của tháng 3/1967, đoàn công tác hết gạo ăn, 10 người được cử đến một Trung đoàn cách đó nửa ngày đi bộ để gánh gạo, chỉ còn lại GS Đặng Văn Ngữ và 2 nữ kỹ thuật viên. Sáng hôm ấy, trong bữa cơm với các đồng nghiệp anh em, ông chia cho mọi người phần thức ăn của mình và đưa mỗi cán bộ nam một điếu thuốc lá quân lực. Ông vẫn luôn quan tâm đến mọi người như thế.

Đoàn 10 người ngủ lại một đêm tại Trung đoàn. Sáng sớm ngày 1/4, trên đường trở về, họ còn bắt cá rồi đem nướng để phần dành ngon nhất mang về cho GS Đặng Văn Ngữ.

Nhưng đau xót thay, có ai ngờ, trận bom B52 ngày hôm ấy đã cướp mất ông và hai nữ kỹ thuật viên cùng một chiến sĩ liên lạc. Ông hy sinh tại cánh rừng ở quê nhà, bỏ lại bao dự định công việc còn dang dở, và không kịp về thăm mẹ như đã thầm hứa trước mộ vợ.

Trong hoàn cảnh chiến trường, cũng như bao chiến sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc, GS Đặng Văn Ngữ nằm lặng lẽ tại Trường Sơn suốt hai mươi năm cho đến khi được một tiều phu phát hiện và đưa về Nghĩa trang liệt sĩ vô danh xã Phong Mỹ (Huế).

Chuyến đi định mệnh của Giáo sư Đặng Văn Ngữ - 6

Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh - con trai GS Đặng Văn Ngữ được biết, sở dĩ cha ông và những người hy sinh không được lập bia mộ là để tránh quân địch phát hiện hoạt động nghiên cứu của ta khi ấy. Đến năm 2000, gia đình mới tìm được và đưa ông về nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình. Trong một bài viết của mình, NSND Đặng Nhật Minh đã chia sẻ: “Cha tôi đã chia sẻ đến tận cùng số phận của đât nước, của nhân dân mình cho đến khi ông ngã xuống trên rừng Trường sơn trong một trận bom B-52 như bất cứ một người lính nào đã ngã xuống trên suốt dải đất này vì sự nghiệp cao cả và thiêng liêng của Tổ quốc”.

Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã rời cõi thế trong chuyến đi định mệnh năm 1967, nhưng sự hy sinh của ông không là dấu chấm hết. Noi gương ông, các thế hệ đồng nghiệp, học trò đã tiếp nối công trình dang dở ông để lại và gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực Y tế dự phòng.

Đến nay nhiều vaccine được nghiên cứu và sản xuất trong nước với chất lượng cao, giá thành thấp, góp phần ngăn chặn dịch bệnh, tăng cường thể lực cho thế hệ tương lai. Ông còn để lại hơn 30 công trình nghiên cứu khoa học giá trị, có uy tín trong nước và quốc tế. Và đặc biệt, di sản lớn mà ông để lại chính là tấm gương về đạo đức sống và hết mình với đam mê khoa học...

comment Bình luận