Giải mã bí ẩn ca khúc \'ma ám\' khiến hàng trăm người tự tử sau khi nghe

Liên tục xuất hiện những vụ tự tử có liên quan tới Gloomy Sunday khiến ca khúc này bị gọi là "ma ám", thậm chí bị liệt vào danh sách "Thập đại cấm khúc" của thế giới.
16:14 | 29/05/2020
Gloomy Sunday (Chủ nhật buồn) được viết vào năm 1932 bởi Rezso Seress - một nghệ sĩ piano người Hungary. Bài hát viết về chính tâm trạng đau khổ của tác giả khi mất người yêu với ca từ ảm đạm, giai điệu u uất và buồn thảm.
 
Ban đầu Gloomy Sunday bị nhiều hãng đĩa từ chối nhưng không hiểu sao về sau một công ty lại đồng ý thu nhận và bài hát được phát hành. Từ đó, một chuỗi các bi kịch liên quan đến ca khúc này đã xảy ra, bao gồm cả cái chết của chính tác giả.
 
Giải mã bí ẩn ca khúc 'ma ám' khiến hàng trăm người tự tử sau khi nghe
 
Khoảng 2 năm sau khi Gloomy Sunday được phát hành, một người đàn ông ở thành phố Budapest (Hungary) bước vào quán cafe, yêu cầu nhạc công chơi bài hát này. Sau khi nhấm nháp ly champagne và thưởng thức hết bài hát một cách bình thản, người đàn ông bước ra khỏi quán rượu, lấy khẩu súng ra tự bắn vào đầu, kết liễu cuộc đời.
 
Khoảng một tuần sau đó, tại thủ đô Berlin của Đức, một nữ nhân viên bán hàng được tìm thấy trong tư thế treo cổ tại nhà. Đáng nói, cảnh sát tìm thấy dưới chân cô là một tờ giấy in bản nhạc Gloomy Sunday.
 
Không lâu sau, một nữ thư ký xinh đẹp sống tại New York, Mỹ cũng được phát hiện tự tử bằng khí gas tại chung cư của mình. Một lá thư tuyệt mệnh được tìm thấy tại hiện trường, yêu cầu hãy chơi bản nhạc Gloomy Sunday trong đám tang của cô.
 
Tại Ý, một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt nghe thấy người du ca đang chơi ca khúc Gloomy Sunday. Chẳng nói chẳng rằng, chú bé dốc sạch tiền cho người này rồi đi thẳng tới một cây cầu và nhảy xuống.
 
Dù không có bằng chứng cụ thể về sự ảnh hưởng của Gloomy Sunday nhưng người ta cho rằng có ít nhất hơn trăm vụ tự tử có liên quan đến tại nhiều nước trên thế giới. Người đàn ông 80 tuổi nhảy từ cửa sổ tầng 7 xuống đất trong khi đang nghe bài hát này; cô bé 14 tuổi chết đuối khi trong tay đang cầm một bản copy của bản nhạc... tin tức về những vụ tự tử như vậy liên tiếp xuất hiện...
 
Giải mã bí ẩn ca khúc 'ma ám' khiến hàng trăm người tự tử sau khi nghe
 
Gloomy Sunday bắt đầu được gọi là "bài hát ma ám", "ca khúc tự tử",... Nhiều quốc gia cũng đã cấm lưu hành bài hát này, yêu cầu không phát nó trên sóng phát thanh, không được chơi nhạc hay phát ca khúc tại nơi công cộng và đám tang.
 
Tác giả của ca khúc cũng rất đáng thương. Sau khi báo chí đưa tin về hàng loạt vụ tự tử có liên quan đến bài hát, Rezso đã tỏ ra vô cùng khó hiểu và hoảng loạn. Mặc dù đã lên tiếng giải thích đó chỉ là bài hát nói về sự thất tình nhưng ông cũng không lý giải được sự trùng hợp giữa nó và những vụ tự sát. Cuộc đời rơi vào vực thẳm, Rezso thậm chí còn vị đâm đơn kiện. Năm 1968, 36 năm sau khi Gloomy Sunday ra đời, cha đẻ của ca khúc đã treo cổ tự tử tại nhà mình.
 
Giải mã bí ẩn ca khúc 'ma ám' khiến hàng trăm người tự tử sau khi nghe
 
Hiện tại Gloomy Sunday không còn được nhiều người nghe, những vụ tự sát liên quan đến bài hát cũng không còn nữa. Bài hát cũng đã hết bị cấm phát hành. Bạn vẫn có thể tìm thấy bài hát trên Internet nhưng hầu như không phải bản nhạc gốc mà chỉ là biến thể đã được hòa âm lại.
 
Tuy nhiên nhiều nhà khoa học vẫn đang cố gắng giải thích cho hiện tượng "tự tử hàng loạt" liên quan đến ca khúc.
 
Sau thời gian nghiên cứu, đa số các nhà khoa học đồng ý với quan điểm rằng "bài hát ma ám" Gloomy Sunday chỉ là sự trùng hợp và thêu dệt của dư luận. Âm nhạc có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý con người nhưng không thể mang tính quyết định. Những vụ tự tử hàng loạt được lý giải bằng khoa học và thời thế như sau.
 
Vào thời điểm bản nhạc này ra đời, các Mỹ và châu Âu đang trong giai đoạn phát triển nền công nghiệp. Thế chiến thứ nhất khiến kinh tế - xã hội rơi vào tình thế khủng hoảng trầm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, ám ảnh chiến tranh khiến nhiều người mất phương hướng, rơi vào trầm cảm... Những điều đó đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý và suy nghĩ của con người, và có lẽ với một số trường hợp, bản nhạc u ám đã ảnh hưởng đến họ, dễ khiến họ đưa ra quyết định tự sát.
 

Theo Kiều Đỗ/SKCĐ

comment Bình luận
bài mới cập nhật