Tủ lạnh cũng có thể gây ung thư

Tủ lạnh có thể sẽ trở thành một ổ vi khuẩn khiến đồ ăn của bạn nhiễm khuẩn, sinh ra chất độc và dễ dư hỏng; nhẹ thì gây ngộ độc, nặng thì ung thư.
13:04 | 28/02/2020
Một nghiên cứu từ năm 2012 của Đại học Y Hà Nội cho thấy, vẫn có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dù đã sử dụng tủ lạnh để bảo quản đồ ăn. Tuy nhiên, nếu đồ ăn được bảo quản trong tủ lạnh đúng cách, tỷ lệ ung thư sẽ thấp hơn so với những gia đình không dùng tủ lạnh.
 
Cụ thể, khảo sát được tiến hành với gần 600 người. Trong 330 người không sử dụng tủ lạnh bảo quản thức ăn, có 185 người bị ung thư dạ dày. Và đối với 282 người sử dụng tủ lạnh tham gia khảo sát, có 121 người ung thư dạ dày.
 
Về mặt nguyên tắc, tủ lạnh giúp bảo quản đồ ăn, chống nấm mốc và ngăn sự hình thành độc tố Aflatoxin gây ung thư. Nhưng những sai lầm phổ biến khi sử dụng tủ lạnh lại khiến đồ ăn, thực phẩm trở thành mầm mống gây bệnh hiểm nghèo, thường gặp nhất là ung thư dạ dày và đại trực tràng.
 
Một số sai lầm trong bản quản và sử dụng đồ ăn trong tủ lạnh dễ gây ung thư:
 
1. Ăn thức ăn cũ để trong tủ lạnh
 
 
Nhóm nghiên cứu ở Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đã tìm thấy các hợp chất nitrit (một trong số nguyên nhân gây bệnh ung thư) trong các đồ ăn thừa bảo quản trong tủ lạnh. Họ cho biết, các thí nghiệm đo nồng độ nitrit trong đồ ăn nấu chín để qua đêm đến trưa hôm sau đều cho thấy chúng có hàm lượng nitrit cao hơn nhiều lần so với ngưỡng tiêu chuẩn, dù đã được bảo quản trong tủ lạnh. Cụ thể, sau 18 giờ để trong tủ lạnh, các món ăn được cho vào lò vi sóng hâm nóng: hàm lượng nitrit trong rau cải xào tăng 443%, trong cá trích kho tăng 54%, riêng thịt xào trứng không có biến đổi lớn về hàm lượng nitrit.
 
Tiến sĩ Lâm Văn Mân (trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và Chuyển giao công nghệ – Viện An toàn thực phẩm) giải thích, trong đồ ăn thừa có nhiều vi sinh vật gây hại. Những vi sinh vật đó chỉ ngừng hoạt động khi cho vào tủ lạnh chứ không bị tiêu diệt. Vì vậy, lấy thức ăn ra hâm nóng lại cũng không thể diệt hết các vi khuẩn này và người ăn dễ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao.
 
Thức ăn thừa không nên trữ quá lâu trong tủ lạnh, chỉ nên để lâu nhất từ 5 - 6 tiếng trong tủ lạnh. Khi bỏ ra vẫn phải nấu lại vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó.
 
2. Đựng nước ở chai nhựa kém chất lượng
 
Ở nhiệt độ thấp, những chai nhựa kém chất lượng sẽ tiết ra độc tố dioxin. Đây là một chất cực độc, nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates... Các chất này rất gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.
 
3. Để khoai tây trong tủ lạnh
 
Khoai tây được bảo quản trong tủ lạnh sẽ sinh ra acylamide – chất gây ung thư lần đầu tiên được tìm thấy trong thực phẩm bởi cơ quan Cục Thực phẩm quốc gia Thụy Điển năm 2002. Theo các nghiên cứu khoa học, acylamide có thể gây độc thần kinh, ngăn chặn sự dẫn truyền xung lực thần kinh, cảm giác là tê cứng chân tay, hoặc dẫn tới bệnh Alzheimer, rối loạn thần kinh ngoại biên; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tiềm ẩn nguy cơ ung thư hệ thần kinh, tuyến vú, tử cung, khoang miệng, màng bụng và tuyến giáp.
 

 
Hãy bảo quản khoai tây trong thùng, hoặc gói lại bằng giấy rồi để nơi râm mát hoặc nhiệt độ phòng. Không nên cho khoai tây vào túi ni lông vì độ ẩm sẽ đẩy nhanh quá trình thối rữa.
 
4. Dồn quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh
 
 
Khi chứa quá nhiều thực phẩm thì luồng khí lạnh không thể lưu thông đến một vài vị trí trong tủ lạnh khiến nhiệt độ tăng cao, vi khuẩn dễ sinh sôi và làm hỏng thực phẩm.
 
5. Không đậy nắp thức ăn thừa
 
Thức ăn thừa đặt trong tủ lạnh nếu không đậy nắp sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn từ thực phẩm khác, thậm chí có thể sinh vi khuẩn và phát tán khắp tủ lạnh. Nên trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc màng nilon.
 
6. Để lẫn đồ ăn sống và chín
 
Đặt những thực phẩm ăn liền như thức ăn đã nấu chín (salad, trái cây gọt sẵn, bánh kem...) bên cạnh thực phẩm sống (thịt, cá, rau củ...) sẽ tăng nguy cơ nhiễm nhuẩn và khả năng vi khuẩn lây lan, xâm nhập vào cơ thể.
 
Bởi thế, trước khi cho vào tủ lạnh, bạn nên rửa sạch thực phẩm sống và cho vào túi/hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, nếu để ngăn mát thì nên sử dụng ngay trong vòng 2 ngày.

7. Ít vệ sinh tủ lạnh

 
Tủ lạnh bẩn sẽ trở thành nơi lý tưởng cho các loại vi khuẩn ẩn trú. Ngoài ra, do lâu ngày mới dọn dẹp nên một số loại thực phẩm, đồ ăn sẽ bị bỏ quên trong tủ lạnh càng khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều, gia tăng nguy cơ bệnh tật.
 
8. Không rửa rau củ trước khi bỏ vào tủ lạnh
 

 
Rau củ quả khi xếp vào tủ lạnh cần được rửa sạch
 
Các loại rau củ quả thường chứa một loại vi khuẩn E.Coli có trong các loại đất trồng rau. Nếu mua rau củ quả về không rửa mà cho vào tủ lạnh ngay sẽ khiến các loại vi khuẩn lây lan chéo sang các thực phẩm khác, nguy cơ gây hại cho sức khỏe người dùng.
 
11. Bảo quản rau đã chế biến trong tủ lạnh
 
Không nên bảo quản các loại rau đã chế biến trong tủ lạnh, vì khi nấu ở nhiệt độ cao có thêm muối thì các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển rất nhanh và có thể tạo thành chất gây ung thư.
 
12. Cho thức ăn nóng vào tủ lạnh
 
Đồ ăn còn nóng đã cho vào tủ lạnh sẽ bị biến chất và làm các thực phẩm khác tăng nhiệt, khiến vi khuẩn dễ sinh sôi. Hơn nữa, nếu đồ ăn nóng đựng trong hộp kín hoặc bọc màng bọc thực phẩm thì sẽ ngưng tụ hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại phát triển dẫn đến gây độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.

 
Cao Thuyên
comment Bình luận