Chuyên gia Đông y \'mách\' bài thuốc điều trị sốt xuất huyết tại nhà bằng thảo dược tự nhiên

Đối với thể nhẹ, người bệnh sốt xuất huyết có thể tự điều trị tại nhà mà không cần nhập viện bằng việc uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
9:15 | 03/12/2019

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

 

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Trong đó, nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Trước đây, sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em nhưng hiện tại rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của bệnh sốt xuất huyết khá cao. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, những trường hợp nặng điều trị hầu như chỉ hạ sốt, truyền dịch và chồng sống tích cực. Những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau 1 tuần.
 
Sốt xuất huyết do một loại virus có thể lây lan qua muỗi cắn. Có 4 loại virus sốt xuất huyết được gọi là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Loài muỗi truyền bệnh có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus, chúng có thể đưa ra virus gây bệnh vào máu của bệnh nhân bằng cách chích người bệnh. Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể chích người bệnh và truyền bệnh. Virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Khi người bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Một khi bạn đã phục hồ, cơ thể bạn sẽ miễn dịch chống lại bệnh. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể kháng lại loại virus đã gây ra bệnh thôi. Trong khi đó lại có bốn chủng virus khác nhau, có nghĩa là bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi loại khác. Điều quan trọng là bạn cần xác định được dấu hiệu và đi chữa trị.
 
Muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh
Muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh
 
Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ) thì ở những người lần đầu tiên bị mắc bệnh loại này vì họ chưa có hệ miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt và rét kéo dài trong vòng 4 đến 7 ngày, tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi.
 
Ngoài ra còn có các triệu chứng như: sốt cao lên đến 40,5 độ c; nhức đầu nghiêm trọng; đau phía sau mắt; đau khớp và cơ; buồn nôn và ói mửa; phát ban… Các ban sốt xuất huyết sẽ có thể xuất hiện trên cơ thể 3 đến 4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm 1-2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại vào một lần nữa vào ngày sau đó. Còn đối với chứng sốt xuất huyết có chảy máu, các dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.
 
Cuối cùng là triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue). Thể bệnh này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ, cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).
 
Ban đỏ là dấu hiệu phổ biến của sốt xuất huyết
 
Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp nhất ở người, với hơn hàng triệu ca nhiễm bệnh xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm có ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện vào khoảng thời gian trong và ngay sau mùa mưa ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông… Bệnh nhân đã từng nhiễm sốt xuất huyết trước đây thì khi nhiễm lại các triệu chứng sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn. Đặc biệt với trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ và người da trắng, sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết.
 

Cách trị sốt xuất huyết an toàn tại nhà

 

Với trường hợp người bệnh sốt xuất huyết sốt kéo dài 2-7 ngày kèm theo các dấu hiệu như nhức đầu, đau người, chân tay nhức mỏi. Kèm theo đó là những nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ, mí mắt.. (sốt xuất huyết cấp độ I, II) có thể điều trị bằng Đông y tại nhà, theo ý kiến của Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh – Chủ tịc Hội Đông y Ba Đình.
 
Bài thuốc thứ nhất, nguyên liệu gồm có: Lá cúc tần (12 g); cây nhọ nồi (16g); mã đề (16 g); bột sắn dây (20 g); trắc bách diệp sao đen (16g); rau má (16 g) là tre (16g); gừng tươi (3 lát). Nếu không có lá trắc bách diệp, có thể thay bằng lá sen sau đen (12 g) hoặc kinh giới sao đen (12g); không có củ sắn dây thay bằng lá dâu (16g). Sau đó, cho toàn bộ số thuốc trên rửa sạch thái nhỏ trừ các thứ đã sao đen vào ấm, đổ 600ml nước, đun sôi 30 phút rồi đổ vào phích uống ngày 3 lần.
 
Người bệnh sốt xuất huyết nên uống nhiều nước
Người bệnh sốt xuất huyết nên uống nhiều nước
 
Bài thuốc thứ hai, nguyên liệu gồ có: Cỏ nhọ nồi (20g); rễ cỏ tranh (20g); sài đất (20g); hoa hòe sao vàng (12g); lá cối xay sao vàng (g); kim ngân dùng cả hoa, lá, cuống (12 g); hạ khô thảo (12g); gừng tươi (3 lát). Nếu không có hạ khô thảo có thể thay bằng lá bồ công anh (12 g). Cách dùng tương tự như bài thuốc trước, bạn cho toàn bộ số thuốc trên rửa sạch, trừ hoa hòe và lá cối xay đã sao, vào ấm đổ 600 ml nước, đun sôi 30 phút rồi đổ vào phích giữ ấm uống ngày 3 lần.
Bài thuốc trên liều lượng sữa cho người lớn, nếu là trẻ em tùy theo độ tuổi. Dưới 8 tuổi dùng 1/3 liều lượng, từ 8 đến 14 tuổi dùng ½. Nhiều sốt nhiều có thể tăng vị giảm sốt như cỏ nhọ nồi, sài đất, Kim Ngân, sắn dây, lá tre. Nếu chảy máu nhiều tăng các vị cầm máu và sau đen như trắc bách diệp, lá sen.
 
Bệnh nhân sốt xuất huyết cấp độ III, IV nên được nằm viện theo dõi và điều trị theo phác đồ.
 
 
Như Quỳnh (t/h)
comment Bình luận