Để thoát nghèo, 4 chị em ruột cùng "có bầu hộ" để kiếm tiền sinh sống

"Niềm vui nhu cầu" là thứ duy nhất bị mất đi khi nhận đẻ thuê', lời tâm sự của một trong 4 chị em gia đình có truyền thống có bầu hộ.
17:39 | 10/07/2020

Trong khu phố nghèo Villahermosa của bang Tabasco, Mexico, 4 chị em gái cùng thuộc gia đình Hernandez đang nặng nhọc vì mang bầu. Nghèo đói, không có việc làm khiến bốn họ không mong chờ vào sự chào đời của những đứa trẻ. Tuy nhiên, 4 người phụ nữ nhà Hernandez lại sẵn sàng "cho thuê dạ con" để kiếm hàng trăm triệu đồng từ các cặp đôi đồng tính hay người phụ nữ ở châu Âu muốn có con nhưng không thích đẻ hoặc không thể đẻ.

>> Xem thêm: Chờ đợi bố làm cung điện công chúa, vừa nằm vào "ngôi nhà mơ ước", bé gái trút hơi thở cuối cùng


4 chị em nhà Hernandez (từ trái sang phải Milagros, 30 tuổi; Martha, 30 tuổi; Paulina, 22 tuổi và Maria, 27 tuổi đều đang có bầu hộ.

Đây được xem là một nghề "gia truyền" nhằm thoát nghèo, đổi đời của nhà Hernander, đồng thời cũng là một mắc xích bí mật trong ngành công nghiệp có bầu hộ ở Mexico.

"Hàng xóm nói thầm với nhau rằng chúng tôi buôn bán những mầm non. Nhưng chúng tôi chỉ là những người mẹ đơn thân thất nghiệp cố gắng tự lo liệu tương lai của bản thân", Martha người chị hai đang mang bầu đứa con của một cặp đồng tính nam ở Pháp 'đặt hàng' chia sẻ.


Martha không bao giờ quên được Sara - đứa con gái đầu tiên cô vừa sinh đã phải giao cho người ta.

Trải lòng về công việc "gia truyền" của gia đình, chị cả Milagros cho biết cô tình cờ bước vào nghề có bầu hộ từ năm 2013, do một trung tâm môi giới giới thiệu. Khách hàng đầu tiên của cô là cặp vợ chồng vô sinh từ bang Sinaloa, miền tây Mexico. Sau khi giao đứa con trai cho họ, Milagros nhận về 16.000 USD (tương đương 372 triệu đồng) và cắt đứt hoàn toàn liên lạc với em bé.

Thấy chị cả mang tiền triệu về nhờ có bầu hộ, Martha quyết định “nối gót”. Ngay sau đó, Maria, 27 tuổi và Paulina, người trẻ nhất ở tuổi 22 cũng nhận ra họ cũng quyết định kiếm sống theo cách này. 4 chị em không chỉ nhận 10.000 bảng Anh cho một ca có bầu hộ thành công mà còn thu thêm một khoản phí sinh hoạt trong 9 tháng thai kỳ. Họ cho biết, số tiền đó tương đương với lương làm 10 năm của người anh trai làm công chức nhà nước.

"Là một bà mẹ trẻ nghèo tại Villahermosa, bạn chỉ có thể lựa chọn hai công việc: hầu bàn hoặc "bán vốn tự có". Đẻ thuê là cách dễ dàng để đảm bảo tương lai cho cho những đứa con của tôi", tâm sự của bà mẹ 3 con Milagros, "Niềm vui "cá nước thân mật" là thứ duy nhất bị mất đi khi nhận đẻ thuê".


Đẻ thuê là cách duy nhất để những người phụ nữ này có thể đảm bảo cuộc sống của mình.


Người bà đã 81 tuổi của 4 chị em nhà Hernandes cũng tán thành các cháu có bầu nhiều lần, thậm chí cho biết mình cũng vào ngành nếu còn khả năng.

>> Xem thêm: 124 triệu NDT, 12 ngôi làng xóa sổ: Quy mô thiệt hại cực kì Kʜủɴg khiếp khi đậρ thủy đіệɴ của TQ xả lũ hết công suất

Dù cho đẻ thuê như một cuộc mua bán sòng phẳng, lại không hề có sự liên kết di truyền nhưng thực tế chị em nhà Hernandez vẫn rơi vào cảm giác hụt hẫng mỗi khi trao trả những đứa con mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày.

"Tôi vẫn thức dậy vào giữa đêm tự hỏi, đứa bé đang ở đâu và đang làm gì lúc này. Tôi hy vọng rằng các khách hàng hiện tại của tôi sẽ cho phép tôi giữ liên lạc sau khi đã bàn giao đứa con có bầu hộ", Milagros chia sẻ.

"Những ngày sống cùng Sara sau khi sinh, tôi đã nảy sinh tình yêu với đứa trẻ mà tôi biết là không nên. Khi người đàn ông thuê tôi đẻ đến nhận con, tôi thậm chí đã có một chút cảm giác ghen tuông. Trong khoảng một tháng sau khi họ rời đi, tôi đã rất buồn. Tôi thường thức dậy trong đêm mong đợi để nghe tiếng Sara khóc mà không thấy gì". Martha nghẹn ngào.


Milagros từng bị lừa trong lần có bầu hộ đầu tiên và phải phá bỏ cái thai


Martha hiện có 3 đứa con trai riêng từ 3 người đàn ông khác nhau, đứa đầu tiên hiện sống với ông bà nội.


Milagros đang tìm kiếm khách hàng tiếp theo, trước khi cô kết thúc hợp đồng vào tháng 6 tới.

Số tiền 10 nghìn bảng Anh đối với những phụ nữ nghèo như 4 chị em nhà Hernandez nghe thì tưởng là lớn nhưng thực chất nó chỉ là một phần rất nhỏ trong ngành công nghiệp đẻ mướn trị giá 90 triệu bảng Anh tại Tabasco, Mexico.


Dù nhiều lần tự nhủ phải dứt khoát tình cảm, thế nhưng các cô vẫn không thôi hoài niệm đứa trẻ của mình.

Được biết, gần đây, chính quyền bang Tabasco đang triển khai những biện pháp nhằm hạn chế dịch vụ có bầu hộ song dường như quá muộn. Một cư dân địa phương bức xúc: "Nơi này đã trở thành xưởng sản xuất trẻ em cho người ngoại quốc. Chẳng phụ nữ nào dám thừa nhận, nhưng làm sao một đứa bé lại biến mất sau khi sinh ra được."

>> Xem thêm: Mỹ “đau đầu” gần 1 năm trời không tìm ra cách cứu con tàu chở 4.200 chiếc ôtô bị lật ở biển

Bích Lân

comment Bình luận