Đau dây thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Đau dây thần kinh tọa là bệnh rất phổ biến, thường gặp ở lứa tuổi trung niên, người cao tuổi. Bệnh cần được phát hiện sớm các triệu chứng để kịp thời điều trị, chớ nên kéo dài.
11:45 | 29/04/2020
Dây thần kinh tọa còn gọi là dây thần kinh hông to, là dây thần kinh dài nhất cơ thể đi từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Thần kinh tọa có chức năng chính là chi phối cảm giác vận động và nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.

Đau dây thần kinh tọa còn gọi là đau dây thần kinh hông to, biểu hiện bởi triệu chứng đau dọc xuống chân từ lưng dưới.

Theo thống kê của Bộ Y tế, chứng bệnh đau dây thần kinh tọa ngày càng có xu hướng trẻ hóa và xảy ra nhiều biến chứng phức tạp. Vì vậy, người bệnh cần nắm bắt, nhận biết các biểu hiện của bệnh để có phương pháp điều trị.

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa

 

Thoát vị đĩa đệm

 

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng đau dây thần kinh tọa. Khối nhân nhầy trong bao xơ đệm thoát ra ngoài chèn ép vào ống sống và dây thần kinh, chúng kéo dài từ thắt lưng xuống chân.
 

Thoái hóa cột sống

 

Nhận biết sớm các triệu chứng đau dây thần kinh tọa phòng ngừa biến chứng
Đau dây thần kinh tọa có thể do nhiều chứng bệnh liên quan đến xương khớp gây nên

Thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở cổ, lưng. Tuy nhiên, chỉ có thoái hóa cột sống ở lưng mới gây ra cơn đau thần kinh tọa. Chính sự biến đổi hình dạng cột sống cifng với hiện tượng mọc gai xương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới dây thần kinh tọa, từ đó, xuất hiện cơn đau dữ đội.

Hạn chế vận động

 

Đau dây thần kinh tọa sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động của chi dưới. Căn cứ vào tâm vận động của động tác cúi, gập người để xác định tình trạng bệnh lý.

Viêm cột sống

 

Những tổn thương ở cột sống có thể dẫn đến tình trạng viêm cột sống, ảnh hưởng xấu đến rễ thần kinh. Đó là nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể xuất phát từ các yếu tố như mang thai, béo phì, tổn thương cột sống do khối u, gãy xương chậu, tiêu đường,…

Dấu hiệu nhận biết chứng đau dây thần kinh tọa

 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh đau dây thần kinh tọa sẽ gặp cùng lúc nhiều triệu chứng như:
 
Người bệnh đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan ra mặt ngoài của đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân.
 
Nhận biết sớm các triệu chứng đau dây thần kinh tọa phòng ngừa biến chứng

Cơn đau lan tỏa từ cột sống dưới thắt lưng đến mông và xuống phía sau chân.

Mức độ đau thay đổi tùy thuộc vào cảm nhận của bệnh nhân từ âm ỉ cho tới đau dữ dội không chịu được. Đôi khi cảm giác như bị một cú điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ngồi lâu, ho, hắt hơi,…

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể có cảm giác như bị kiến bò, tê nóng, đau rát như dao đâm,… Lúc đi đứng, người bệnh, một nửa thân người của bệnh nhân bị hạ thấp, vẹo về bên lành. Khi đứng, chân bên đau có xu hướng co lên, tay chống vào mạn sườn hay đau đầu gối bên đau.
 

Đề phòng biến chứng đau dây thần kinh tọa


Theo các bác sĩ, đau dây thần kinh tọa nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mạn tính, khó có phương pháp phục hồi hoàn toàn. Do đó, người bệnh sẽ chịu sự đau đớn kéo dài, dễ tái phát, gây khó chịu, bât tiện trong sinh hoạt và lao động hàng ngày. 

Đồng thời, gây ảnh hưởng đến sự vận động, các động tác cúi, ngửa, nghiêng người hoặc xoay người, dẫn đến bị cong vẹo, gù, teo cơ đùi, mông, cẳng chân liệt, mất sức lao động. Trường hợp bệnh nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn cơ vòng, giảm hoặc mất chức năng cơ vòng đường ruột và bàng quang gây bí tiểu tiện hoặc đại tiểu tiện không tự chủ.

Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu

 

Khi mắc bệnh, cần tuân thủ các phác đồ điều trị theo chỉ đinh của bác sĩ. Bệnh nhân nên nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi trên ghế xích đu, tránh vận động mạnh.

Bài tập vật lý trị liệu bệnh đau dây thần kinh tọa thường là kéo giãn cột sống. Cách làm này có thể thực bằng tay trong giai đoạn cấp hoặc bằng máy kéo giãn trong giai đoạn bán cấp và mạn tính, áp dụng 1-2 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2020/04/28/Điều trị đau dây thần kinh tọa không dùng thuốc - THDT_28042020124428.mp4[/presscloud]
Điều trị đau dây thần kinh tọa không dùng thuốc - THDT
  
comment Bình luận