"Đánh bay" nỗi lo nôn trớ với 3 nguyên tắc vàng các mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là vấn đề thường gặp nhưng nguyên nhân cũng như cách xử lý nôn trớ cho bé là điều không phải mẹ nào cũng biết.
11:13 | 22/03/2021

3 nguyên tắc vàng hướng dẫn cách trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Là hiện tượng không thể tránh khỏi ở trẻ sơ sinh, do đó các mẹ.cần biết cách xử lý thích hợp mỗi khi con bị nôn trớ để tránh những tình huống.nguy hiểm không mong muốn do nôn trớ gây ra.

Cách trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh cần áp dụng 3 nguyên tắc vàng sau đây:

Tư thế bú đúng cách

Bế bé nhẹ nhàng hướng mặt về phía bạn, đầu hơi ngả về phía sau. Đảm bảo 3 điểm đầu – lưng – mông bé trên một đường thẳng. Giúp bé ngậm kín núm vú hoàn toàn vào phần lớn nhũ hoa. Việc này giúp toàn bộ phần khoang miệng của bé kín, tạo lực hút chân không để bé có thể dễ dàng bú được sữa mẹ mà không bị nhiều không khí đi vào khoang miệng. Nếu tư thế bú không đúng, cũng khiến bé hút nhiều không khí vào trong và dễ gây nôn trớ sữa.

Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, tránh để khí len lỏi vào dạ dày bé.

Chia nhỏ khẩu phần của bé, bú đủ lượng sữa

So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần, giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.

Không để bé nằm ngay sau khi ăn:

Sau khi bé ăn hoặc bú, mẹ cũng không được nâng bé lên xuống, thay đổi tư thế bé đột ngột. Cách chữa trớ sữa cho trẻ sơ sinh khi bú hay ăn xong, bé cần được bế cao đầu trong 15-20 phút và vỗ lưng.cho ợ hơi, rồi mới cho nằm nghiêng bên trái trên gối hơi cao.

Mẹ nhớ vỗ lưng bé cho tới khi có tiếng ợ lớn nhé. Đây là cách đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài để tránh nôn trớ mạnh.

Mẹ nên cho bé mặc càng thoáng càng tốt và nới lỏng hơn khu vực quanh bụng khi cho bé ăn hay bú.

Nôn trớ ở trẻ-Khi nào cha mẹ nên lo lắng?

Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến hiện tượng ọc sữa ở trẻ. Đó có thể do bé ham bú hoặc ảnh hưởng từ chứng thiếu canxi. Và cũng không loại trừ dấu hiệu bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Bố mẹ cần quan tâm, theo dõi nếu bé có những biểu hiện khác lạ nhanh chóng đưa đi bác sĩ:

Trẻ dưới 12 tuần tuổi nhưng bị nôn nhiều hơn một lần

Môi khô tróc, ít nước mắt, bé ít tiểu đây là những dấu hiệu bị thiếu nước

Bé vừa nôn trớ đi kèm với sốt cao, phát ban, co giật, khó thở

Khi nôn trớ có ra máu, mật

Nôn trớ liên tục trong 24 tiếng đồng hồ

Trẻ bị trướng bụng, tiêu chảy

Nhìn ốm yếu xanh lao, không hoạt bát

comment Bình luận