Có những dấu hiệu này, cha mẹ cẩn thận con bị rối loạn tâm thần mùa thi

Áp lực thi cử cộng với thời tiết nắng nóng dễ khiến các sĩ tử gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt về tâm thần. Phụ huynh dựa vào các dấu hiệu để nhận biết con mình có bị rối loạn tâm thần mùa thi hay không.
17:46 | 28/06/2019

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tâm thần mùa thi

 

Mất ngủ


Đối với học sinh, dù áp lực thi cử học hành bận rộn đến mấy cũng cần duy trì ngủ tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ trưa khoảng 1h và 7h cho giấc ngủ ban đêm đảm bảo các em đủ tỉnh táo.

Nếu trẻ thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ đó có thể là dấu hiệu của những bất ổn về tâm thần. Người có biểu hiện trầm cảm sớm thường rất khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay dậy sớm, mỗi đêm chỉ ngủ khoảng 4-5 tiếng.
 
 
Có những dấu hiệu này, cha mẹ cẩn thận con bị rối loạn tâm thần mùa thi
Mất ngủ, khó ngủ là những biểu hiện sớm của trầm cảm, rối loạn tâm thần

Cảm xúc tiêu cực


Mùa thi đến học sinh phải đối mặt với áp lực vô cùng nặng nề dễ sinh ra cảm xúc tiêu cực như lo lắng thái quá, hay hồi hộp, không tự tin vào bản thân... Nếu ở mức độ nhẹ các em có thể tự trấn an bản thân bằng cách biến áp lực thành động lực. Nặng hơn, học sinh dễ rơi vào tâm lý hoang mang, bất ổn, luôn lo lắng bản thân kém cỏi, không thể vượt qua kỳ thi...
 
Thậm chí có trường hợp các em quá chán nản, áp lực, sợ bản thân không được như kỳ vọng của người lớn mà không kiểm soát được hành vi: rạch tay, uống thuốc ngủ... Cha mẹ dành nhiều thời gian động viên các con, lắng nghe những nỗi lo của các con hay nhờ tới sự tư vấn của chuyên gia tâm lý.

Ngược lại, nhiều trường hợp các em có tâm trạng phấn khích, hay khó chịu, nói nhiều, nhiều năng lượng hơn một cách rõ rệt, cư xử hành động không phù hợp, mất tập trung... Phụ huynh nên theo sát diễn biến tâm lý của con mình.
 
Có những dấu hiệu này, cha mẹ cẩn thận con bị rối loạn tâm thần mùa thi
Cảm xúc tiêu cực, hay lo lắng thái quá, nổi cáu bực bội là những biểu hiện dễ nhận ra

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược


Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh mệt mỏi suy nhược. Đó có thể là do thời tiết nắng nóng khiến các em ăn không ngon, ăn ít dẫn tới sụt cân, suy giảm sức khỏe thể chất.
 
Một nguyên nhân khác đến từ tinh thần và cảm xúc của các em. Vì quá lo lắng, tâm trạng bất an sĩ tử có thể bỏ ăn, khô miệng, khó nuốt, rối loạn tiêu hóa dẫn tới sợ học, học không tiếp thu được kiến thức. Cha mẹ cần hết sức lưu ý vì đây có thể là biểu hiện của hội chứng lo âu lan tỏa.

Ngoài ra, học sinh có thể luôn cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Lo âu, trầm cảm hay các bệnh lý khác đều ảnh hưởng tới tinh thần, học tập sa sút.

Lạm dụng các thiết bị điện tử


Không thể phủ nhận các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh... cần thiết cho việc học tập, ôn thi. Tuy nhiên việc lạm dụng các thiết bị này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, sức lực.

Một phần, các bạn trẻ dễ bị sa đà vào game, mạng xã hội làm xao nhãng việc học. Mặt khác, các em có thể đau đầu, mờ mắt, căng thảng, mệt mỏi... gián tiếp ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng rối loạn tâm thần.

Theo các chuyên gia, phụ huynh nên hạn chế cho con sử dụng điện thoại, máy tính. Tối ưu nhất các em chỉ nên sử dụng 2 tiếng mỗi ngày.
 
Có những dấu hiệu này, cha mẹ cẩn thận con bị rối loạn tâm thần mùa thi
Lạm dụng các thiết bị điện tử gây nhiều tác hại tới hệ thần kinh

Làm sao phòng ngừa rối loạn tâm thần mùa thi

 

Ăn ngủ sinh hoạt điều độ


Trước hết học sinh cần được đảm bảo ngủ đủ giấc. Sinh hoạt và học tập theo giờ giấc khoa học. Không thức quá khuya để học bài. Không lạm dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá...

Ngày thường ngoài thời gian ôn bài, các em cần được tạo không gian vui chơi ngoài trời, hít thở bầu không khí trong lành, vận động để não bộ nghỉ ngơi, tích lũy năng lượng tích cực.

Tuổi học trò là tuổi nổi loạn, dễ bị kích động nhiều em bắt đầu tập tành uống rượu, bia hút thuốc lá mà không lường trước hậu quả. Những chất kích thích này tác động trực tiếp sinh ra biểu hiện rối loạn lo âu ở người sử dụng.
 
Có những dấu hiệu này, cha mẹ cẩn thận con bị rối loạn tâm thần mùa thi
Ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ để cơ thể nghỉ ngơi

Không sử dụng máy tính quá nhiều


Các chuyên gia cho rằng việc sử dụng máy tính nguy cơ gây ra trầm cảm và lo âu mạnh hơn cả uống rượu. Lạm dụng các thiết bị điện tử, mải mê vào thế giới ảo dẫn tới nghiện game, nghiện mạng xã hội còn khó chữa hơn nghiện ma túy.

Khi thấy con có biểu hiện phụ thuộc vào máy tính, điện thoại thông minh cha mẹ hãy dùng biện pháp mạnh như cắt internet, tịch thu điện thoại... để các em có thời gian chuyên tâm học tập.

Giải tỏa áp lực

 
Từ lâu học hành thi cử đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều học sinh. Bản thân các em chịu áp lực từ cha mẹ, thầy cô, thành tích học tập.... dễ sinh ra các biểu hiện tâm lý tiêu cực.

Nguyên nhân chính dẫn tới các biểu hiện tiêu cực hay rối loạn tâm thần ở học sinh là các em phải chịu quá nhiều áp lực. Áp lực từ sự kỳ vọng của thầy cô, cha mẹ, áp lực ganh đua với các bạn cùng trang lứa... Sự kỳ vọng quá lớn dễ khiến các em rơi vào trạng thái tuyệt vọng, suy sụp, suy nghĩ tiêu cực.

Muốn cải thiện tinh thần, tâm trạng cần giải tỏa áp lực cho các em. Cha mẹ không nên đặt quá nhiều kỳ vọng về điểm số, về thành tích học tập. Thay vào đó, mỗi phụ huynh hãy là một người bạn cùng chia sẻ gánh nặng học tập, lắng nghe và giải đáp các vấn đề của con.

Trong mùa thi, phụ huynh cần quan tâm sâu sát đến con từ bữa ăn giấc ngủ, học hành, nghỉ ngơi. Chú ý cân bằng dinh dưỡng cho sĩ tử mùa thi bằng cách ăn đa dạng các loại thực phẩm, thêm nhiều rau xanh và trái cây. Khi nhận thấy con có các biểu hiện khác thường như ngủ ít, cáu gắt, bực bội, ăn uống thất thường, bỏ bê việc học... thì cần đưa con đi kiểm tra sức khỏe.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/06/28/Đây là lí do tại sao thức đêm học bài chỉ mệt người mà không hiệu quả - aFamily_28062019165107.mp4[/presscloud]
Lý do thức khuya học bài chỉ hại người chứ không hiệu quả. Video: GenK
 
 
Hà Ly (T/h)
 
comment Bình luận