Chuyện tình đẫm lệ của anh chàng miền Tây “hồi sinh” cô vợ sắp chết vì bệnh ung thư

Với tình yêu thương vô bờ bến, anh Tống Ngọc Nhiều đã giúp vợ là chị Vương Thị Dung từ một người sắp chết dần trở nên khỏe mạnh.
6:15 | 29/05/2020
Cô gái số khổ người Tây Bắc vô tình quen biết chàng trai miền Tây mồ côi qua mạng xã hội. Đồng cảm trước số phận và hoàn cảnh của nhau, hai người nên duyên vợ chồng chỉ với mâm cơm đạm bạc. Dẫu biết chị Dung mang bệnh hiểm nghèo trong người nhưng anh Nhiều không bỏ mặc, cứ nghe đâu có phương thuốc hay có thể chữa được bệnh của vợ là anh lại đến xin
 

“Em bị ung thư gần chết, anh có thương em không?”

 
Mái ấm tình yêu của vợ chồng anh Tống Ngọc Nhiều và chị Vương Thị Dung là ăn nhà đang xây dang dở chơ vơ 4 trụ xi măng chĩa lên trời. Bên cạnh đó là hai ngôi mộ, phía sau là rừng dừa bạt ngàn. Cái nhà dang dở chưa xây xong vì thiếu tiền. Bởi có bao nhiêu vốn liếng, anh Nhiều đổ hết vào lo thuốc men cho vợ.  Sau vài năm về quê sinh sống, vợ chồng Dung – Nhiều vẫn đều đặt đi lấy thuốc, cùng nhau đi chợ. Rảnh rỗi thì chăn nuôi con gà, trồng vài khóm rau.
 
Nói về hoàn cảnh của vợ chồng anh Nhiều, bà Võ Thị Lụa, 56 tuổi, một người dân ở ấp 6 xã Tân Hùng (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) cho biết: “Thấy tội vợ chồng nó. Nhà cửa người ta cho chút tiền, dựng lên được mấy cây cột rồi hết, không có tiền làm tiếp nên cứ để vậy. Tụi nó dựng cái nhà tôn lên ở nóng dữ lắm mà cũng phải ráng chịu”.
 
Chuyện tình đẫm lệ của anh chàng miền Tây “hồi sinh” cô vợ sắp chết vì bệnh ung thư
Vợ chồng anh Nhiều đứng trước căn nhà tạm
 
Cũng theo bà Lụa, nhà bà ở ấp 6 (xã Tân Hùng) còn nhà Dung – Nhiều ở ấp Cao Một (xã Tân Hòa) nhưng giáp ranh nhau. Tính ra, nhà bà Lụa chỉ cách nhà anh  Nhiều khoảng vài trăm mét. Ngày nào bà Lụa cũng đi bán vé số qua nhà anh Nhiều, thấy cảnh vợ chồng nghèo khổ nên thương lắm. Mỗi lần có ai cho quà từ thiện, bà lại xin cho vợ chồng anh Nhiều một phần. “Có lần hàng xóm thấy bụng Dung chướng lên như có bầu, gầy gò, xanh xao nên xa lánh, không dám sang chơi, sợ bị lây. Ấy vậy mà vợ chồng nó thương nhau lắm. Tội thằng Nhiều, siêng làm, ai kêu gì cũng làm. Nghe ở đâu có thuốc hay là tất tưởi đến đó. Không có thằng Nhiều chắc con Dung tiêu rồi. Giờ nó khỏe mạnh, có da có thịt hơn hồi mới về đây. Ai cũng nghĩ nó chết, chẳng ai nghĩ nó sống được đến hôm nay”, bà Lụa chia sẻ.
 
Anh Nhiều kể, Dung từng đổ vỡ hôn nhân sau một năm chung sống cộng thêm bệnh tật trong người nên đã rời Lào Cai vào Tây Ninh kiếm sống bằng nghề bán vé số. Gần 7 tháng sau thì hai người quen nhau qua mạng xã hội. Anh Nhiều lớn hơn chị 3 tuổi, cũng từng đỗ vỡ hôn nhân. Đó là câu chuyện 4 năm trước, hồi đó anh Nhiều làm nhân viên quán cà phê ở Bình Dương. Một lần vào facebook thì thấy có người gửi lời kết bạn. Tò mò vào xem trang cá nhân của người này thì thấy lạ vì “sao cô này già quá”. Cô ấy nói là người miền Bắc, đã ly hôn chồng, đang ở Tây Ninh. Cô gái này còn nói đang bị bệnh hiểm nghèo sắp chết. Thậm chí cô còn chụp cả khối u ở bụng gửi cho anh Nhiều xem. Sau khai “chat” qua lại khoảng 2 tiếng thì chị Dung tiếp tục đi bán vé số.
 
Sau chừng 1 tháng nói chuyện thì hai người quyết định gặp mặt. Chị Dung nhắc thêm lần nữa: “Em bị bệnh ung thư sắp chết, anh có thương em và chịu nuôi em không?”. Chị Dung không ngờ anh Nhiều nhận lời luôn. Sau này anh nói, vì thấy chị Hiền, thật thà nên thương. Sau một thời gian quen biết, anh Nhiều đều nghị đến ở cùng chị Dung để tiện chăm sóc. Trước khi chuyển về sống chung anh còn rào trước rằng, theo anh thì không giàu đâu, thế mà chị cũng gật đầu đồng ý.
 

Mâm cơm đạm bạc nên nghĩa phu thê

 
Trước khi dọn về chung sống với anh Nhiều, chị Dung từng trải qua một cuộc phẫu thuật vì buồng trứng bên trái bị xuất huyết, bên phải bị khối u. Khi về ở với nhau, khối u di căn lên ruột, vì sợ đụng dao kéo không an toàn nên bác sĩ không mổ. Chị Dung đến với anh Nhiều không chỉ có thân thể tàn tạ mà còn mang theo cả khoản nợ 20 triệu đồng vay mượn từ lúc đi mổ. Rồi ở với nhau chưa được bao lâu thì lại bị khối u xoắn. Kết quả xét nghiệm cho biết, đây là u ác, phải trị xạ. Do không có tiền, chị Dung liều mình ở nhà một tháng, chờ vết thương có vẻ lành thì lại đi bán vé số. Sau đó, bác sĩ nói bệnh không điều trị được nữa khiến chị suy sụp hoàn toàn. Lúc này anh Nhiều nhớ ở Trà Vinh có nhiều thầy Khmer giỏi nên bỏ việc ở Bình Dương đưa vợ về quê.
 
Anh nhiều mồ cô cha mẹ, nhà chỉ còn mấy anh chị em, thêm nữa gia cảnh nghèo nên khi đưa chị Dung về anh chỉ làm 1 mâm cơm chay cúng ông bà, 1 mâm cơm mặn mời ăn em, thế là nên nghĩa phu thê với chị Dung. Sau ngày “cưới xin”, anh Nhiều đưa chị Dung đi gặp nhiều thầy thuốc nam để điều chị nhưng không ăn thua. Suốt 7 tháng càng uống thuốc, bụng càng chướng.
 
“Hồi mới về tôi còn đi lại được nhưng sau thì không. Anh Nhiều phải dìu đi vệ sinh, cứ nằm được 2 giây là chồng phải dùi, một đêm mấy chục lần. Có tuần dùng hết 4 gói tã bé gần 200 cái, cả ngày lẫn đêm. Trời mưa thì đau nhức mình mẩy. Anh Nhiều cứ ngồi bóp chân, tay cho tôi. Anh khổ vì tôi lắm, không ngơi ra đi đâu làm gì được. Nhiều người còn nói anh làm biếng”, chị Dung rớm lệ kể.
 
Chuyện tình đẫm lệ của anh chàng miền Tây “hồi sinh” cô vợ sắp chết vì bệnh ung thư
Anh Nhiều nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa để vợ được nghỉ ngơi nhiều hơn
 
Đó là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với đôi vợ chồng trẻ. Chị Dung ốm liên miên, anh Nhiều ở nhà chăm vợ. Có lúc túng quẫn trong nhà chỉ còn 1.000 đồng. Vậy mà chẳng bao giờ chị Dung thấy anh chán nản, nóng giận. Anh luôn vui vẻ động viên mình, động viên vợ. Hàng xóm láng giềng nói gì anh cũng bỏ mặc ngoài tai. Những ngày chị Dung đỡ đau, anh lao ra ngoài đi làm mướn, chạy xe ôm, cuốc đất giá 10.000 đồng… Rồi anh đi đẩy củi mướn, có bữa đi làm công quả ở chùa, thầy thấy tội lại dúi cho chút tiền. Thỉnh thoảng vợ chồng anh Nhiều cũng bán được mẻ dừa 300.000 – 500.000 nghìn, coi như cải thiện được cuộc sống.
 
Theo người dân, anh chị em của anh Nhiều cũng khó khăn không kém. Nhưng thương vợ chồng em nên thỉnh thoảng đá qua nhà đưa cho 50.000 – 100.000 đồng. Nhà chị Hai cũng nghèo, mình qua xin chén gạo về nấu cháo ăn nước tương. Hàng xóm thì không ai dám tới. Trồng rau bưng đi bán mà người ta không dám mua, sợ ăn rau lây bệnh", chị Dung nói.
 
Ông trời không tuyệt đường sống của người hiền lương, cách đây 2 năm, anh Nhiều may mắn tìm được đúng thầy đúng thuốc cho vợ. Uống được khoảng 1 năm thì khối u xẹp xuống. Cứ khi nào hết thuốc, anh Nhiều lại đi tìm, chặt về phơi khô, sắc cho vợ uống. Dẫu có nghèo khổ, bệnh tật bủa vây nhưng vợ chồng Dung – Nhiều vẫn vững tin nương tựa, nuôi sống cuộc hôn nhân này bằng tình yêu, sự đồng cảm, thấu hiểu.
 
   Bí quyết giữ hạnh phúc trong hôn nhân- Phạm Thành Long
 
 
Theo Nga Đỗ/SKCĐ
comment Bình luận
bài mới cập nhật