6 mẹo đơn giản chữa chín mé cực hiệu quả

Sưng tấy, đau nhức, mưng mủ và đôi khi còn làm bạn phát sốt, đó chính là triệu chứng của bệnh chín mé. Dưới đây là những mẹo hữu ích để bạn chống chọi và đẩy lùi căn bệnh đáng ghét này.
16:05 | 25/10/2019
Chín mé hay còn gọi là bệnh sưng tấy móng tay, chân thường gây ngứa, sưng, đỏ và đau nhức. Để lâu sẽ mưng mủ và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xương, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí là gây tử vong. Hiện nay, Tây y chữa chín mé chủ yếu dùng phương pháp phẫu thuật, tất nhiên không tránh khỏi đau đớn. Vì vậy, áp dụng những mẹo chữa chín mé trong dân gian được nhiều người lựa chọn.
 

Cách xử lý ban đầu và đề phòng chín mé


Người bệnh cần vệ sinh sạch chỗ bị chín mé để tránh bị nhiễm trùng thêm. Có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng, sau đó bôi mỡ kháng sinh như acid fusidic (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban). Nếu chín mé làm mủ thì cần rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh (nhóm Oxacillin, Amoxicillin hoặc Erythromycine). Khi vết thương sưng đau nhiều, đáp ứng kém với điều trị thì cần chụp X-quang để xác định tình trạng biến chứng của chín mé.
 
Cách phòng và chữa bệnh chín mé bằng bài thuốc dân gian
Khi cắt móng không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu.

Bệnh chín mé xảy ra một phần là do thói quen không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: Rửa tay, chân sạch sẽ hàng ngày; Tránh ngâm tay, chân trong nước quá lâu; Thường xuyên thay vớ, tránh để cho chân bị ẩm ướt; Không đi chân đất, tránh để cát bụi dính vào các kẽ ngón chân; Hạn chế mang giày cao gót, giày bít ngón; mang giày vừa chân, không đi giày, dép quá chật.
 
Khi cắt móng cần lưu ý không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở hai bên cạnh của ngón chân, ngón tay, không cắt móng tròn. Móng nên được cắt thẳng và giữ cho đầu móng luôn dài hơn da. Điều này ngăn chặn góc móng đâm vào da. Tránh làm chấn thương hay trầy xước đầu ngón, khi bị trầy xước da cần bôi thuốc sát trùng và giữ sạch.

Chữa chín mé theo bài thuốc dân gian

 

Ngâm nước giấm


Bạn có thể dùng giấm hoặc giấm táo pha với nước tỷ lệ 1 giấm/4 nước. Ngâm chân hoặc tay trong 15-20 phút rồi lau khô. Thực hiện 2 – 3 lần một ngày. Giấm là phương thuốc tốt cho bất cứ nhiễm trùng nào, và cũng có tác dụng giảm viêm.

Ngâm muối Epsom


Muối Epsom là tên gọi khác của muối vô cơ Magie sulphat, có công thức hóa học MgSO4. Đây là loại muối được ứng dụng nhiều trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Nếu bạn bị đau nhiều do móng mọc ngược hãy ngâm muối Epsom. Nó có tác dụng tốt để giảm đau và nhiễm trùng.

Cách làm :
 
Pha 2 muỗng canh muối Epsom cho 1 lít nước.
 
Dùng nước ấm
 
Ngâm khoảng 20 – 25 phút, lau khô bằng khăn sạch và lặp lại 2 – 4 lần một ngày.
 

Dùng chanh

 
Cách phòng và chữa bệnh chín mé bằng bài thuốc dân gian
Dùng chanh điều trị bệnh chín mé được nhiều người tin dùng.

Axit trong chanh có tác dụng kháng khuẩn tốt và chống viêm. Cắt một lát chanh, đặt lên trên phần móng mọc ngược và quấn băng quanh lát chanh để giữ qua đêm. Các móng tay, chân sẽ không đâm sâu vào da bạn và mầm bệnh cũng không thể tấn công bạn. Đây là một cách làm khá khả thi.

Ngâm nước ấm

 
Ngâm chân trong nước ấm giúp da chân mềm hơn. Sau khi ngâm khoảng 20 – 30 phút, giữ chân sạch và đệm một miếng gạc cotton nhỏ dưới góc của phần móng mọc ngược để từ từ nâng nó lên. Hoặc có thể dùng móng tay sạch từ từ trượt dưới cạnh móng chân và nâng lên.

Sau 3 – 4 ngày ngâm chân với nước ấm, hoặc xử trí theo những cách trên giúp giảm viêm, có thể dùng chiếc kéo nhỏ đã sát trùng cắt đi phần móng chân bị mọc vào trong một cách nhẹ nhàng và thận trọng. Giữ sạch sẽ và băng bó lại để ngăn ngừa cho móng không bị nhiễm trùng và tổn thương lần nữa, có thể lấy ít bông thấm nước đặt ngay dưới móng để khỏi cắt vào thịt. Tiếp tục ngâm chân vài ngày đến khi móng mọc lại bình thường.

Khoai sọ

 
Khoai sọ giã nát, trộn thêm chút muối, đắp vào chỗ sưng đau, lấy gạc băng lại, ngày thay thuốc 2 lần. Hoặc: Dùng thân khoai sọ giã nát đắp vào chỗ bị bệnh. Dùng củ khoai sọ trộn muối giã đắp lên những chỗ sưng đau trên cơ thể, đối với các loại đinh nhọt khác cũng có tác dụng tốt. Chú ý: Dùng khoai sọ xát lên da có thể gây dị ứng viêm tấy, nhưng giã gừng sống lấy nước bôi vào sẽ đỡ.

Lá táo non

 
Cách phòng và chữa bệnh chín mé bằng bài thuốc dân gian
Dùng lá táo non để chữa chín mé.

Lá táo non, rửa sạch 2 – 3 lần. Sau đó cho lá táo vào ngâm nước muối nhạt khoảng 15 phút . Sau đó vẩy khô. Tiếp tục cho thêm 1 ít muối trắng cùng lá táo non vào cối giã nát. Lấy bã vừa giã được đắp lên chỗ mé, rồi buộc lại bằng băng vải xô. Ngày thay băng 2 lần, lá táo sẽ hút sạch mủ và giúp nhanh lành, vết chín mé sẽ hết đau nhức

Lưu ý để không bị tái đi tái lại nhiều lần. Khoảng 40% viêm kẽ móng là do cắt móng sai, không cắt móng theo hình vòm cung và quá sát với phần thịt, nên cắt thẳng và làm nhẵn các góc bằng giũa, đồng thời giữ vệ sinh cho móng để tránh bị tái lại.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/10/25/6-meo-dan-gian-chua-chin-me-tai-nha-don-gian-hieu-qua-Suc-Khoe-Xanh_25102019122430.mp4[/presscloud]
Mẹo dân gian chữa chín mé tại nhà. Video: Sức khỏe xanh
 
 
Ánh Nguyệt (t/h)
 
comment Bình luận