Cho con bú kiểu này, mẹ cẩn thận làm hại trẻ lúc nào không hay

Cho con bú khi đang nóng giận, khi cơ thể không sạch sẽ hoặc vừa cho con bú vừa đùa giỡn... là những sai lầm phổ biến mà các mẹ mắc phải có thể làm hại con lúc nào không hay.
15:17 | 07/11/2019
Theo bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Văn Hà - Nguyên phó trưởng khoa đẻ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho con bú tưởng dễ nhưng lại không phải vậy. Nếu cho con bú không đúng cách, người mẹ sẽ khiến bé bị thiếu hụt dinh dưỡng và lãng phí nguồn sữa. Thậm chí, một số trường hợp còn đe dọa tính mạng trẻ. 
 

Cho con bú khi cơ thể không sạch sẽ


Các mẹ bỉm sữa luôn tất bật dọn dẹp nhà cửa, lo cơm nước nhưng chỉ cần con khóc là vạch ti cho bú ngay mà không biết hành động này gây hại cho con thế nào. Khi cơ thể mẹ không sạch sẽ, các vi khuẩn vi trùng trên da có thể thâm nhập vào miệng, vào mũi trẻ trong lúc bú.
 
Cho con bú kiểu này các mẹ cẩn thận làm hại trẻ lúc nào không hay
 

Nếu không thể đảm bảo được cơ thể sạch sẽ thì ít nhất người mẹ cần đảm bảo vùng quanh ti mẹ được vệ sinh trước khi cho trẻ bú. Nếu mẹ vừa đi ngoài đường, hoặc đang làm việc nhà mà ra nhiều mồ hôi, các mẹ bắt buộc phải lau rửa bầu ngực, thay quần áo sạch sẽ trước khi cho con bú. Khi đang làm việc khác cũng phải rửa tay thật sạch với xà phòng rồi mới cho trẻ ti.

Cho con bú khi đang nóng giận


Các bà mẹ Việt gần như chưa ý thức về tâm trạng khi cho con bú sẽ ảnh hưởng tới trẻ như thế nào. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi người mẹ tức giận, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích sẽ phóng ra một lượng lớn noradrenalin và adrenalin (chất trung gian hóa học của hệ thần kinh giao cảm ) khiến mạch máu bị thu hẹp dẫn đến tim đập nhanh và huyết áp tăng cao. Các hormone này tiết ra trong sữa mẹ không tốt cho trẻ. Nếu bé thường xuyên phải bú loại sữa này sẽ ảnh hưởng tới một số cơ quan nội tạng như tim, gan, thận, lá lách... lâu dần làm suy giảm sức đề kháng và chức năng tiêu hóa kém. Bác sĩ khuyên rằng người mẹ nên hạn chế tối đa sự nóng giận khi cho trẻ bú.

Cho bé bú sau khi tập thể dục xong


Các bác sĩ chỉ ra, trong quá trình vận động, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra axit lactic, làm sữa có vị chua có thể khiến trẻ chán ăn. Do đó, người mẹ đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh. Nếu các mẹ có tập thể dục thì làm cách nào. Sau khi tập xong người mẹ nên nặn một ít sữa ra (khoảng từ 3 tới 5 ml ở cả 2 vú) sau chờ khoảng 30 phút rồi mới cho bú để lượng acid lactic giảm xuống.
 
Cho con bú kiểu này các mẹ cẩn thận làm hại trẻ lúc nào không hay
Nằm cho con bú là sai lầm phổ biến của các mẹ
 

Đùa giỡn khi bé đang bú


Hành động đùa giỡn khi cho con bú có thể vô cùng nguy hiểm với trẻ. Khi trẻ cười to, thanh quản mở rộng, sữa có thể tràn vào khiến trẻ bị sặc, thậm chí nghẹt thở,có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp. Bác sĩ khuyên rằng tuyệt đối không trêu đùa khi con đang bú. Hãy đợi đến khi con đã ợ hơi xong mới tiếp tục chơi với con.

Cho trẻ bú quá lâu


Theo các bác sĩ, hàm lượng chất béo thấp trong khi protein lại khá cao. Nếu trẻ bú càng lâu thì hàm lượng protein giảm dần còn hàm lượng chất béo lại tăng lên, dễ khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ.

Lời khuyên là các mẹ cho con bú mỗi bầu vú khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn 06 phút cuối trẻ gần như không bú được nhiều. Việc cho trẻ bú trong 06 phút cuối này nhằm mục đích kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau.
 
Cho con bú kiểu này các mẹ cẩn thận làm hại trẻ lúc nào không hay
Tư thế cho con bú đúng là bế trẻ và để phần đầu cao hơn

Cho con uống nước lọc sau khi bú


Thực tế rất nhiều bà mẹ có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng sau khi bú mẹ. Các mẹ cho rằng nước lọc lành tính, giúp trẻ đỡ táo bón nên cho uống tùy tiện mà không biết có thể gây ra nhiều hệ lụy. Các bác sĩ lý giải, uống nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri đồng thời bị bài tiết ra ngoài khiến trẻ thiếu hụt natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não.

Cảnh báo, trẻ dưới 6 tháng uống nước có nguy cơ bị nhiễm độc với dấu hiệu ban đầu là tình trạng khó chịu, buồn ngủ hay co giật.

Nằm cho con bú


Trẻ nhỏ trong giai đoạn bú mẹ có tỷ lệ mắc viêm tai giữa rất cao, một phần nguyên nhân xuất phát từ thói quen cho trẻ bú khi nằm. Vì cổ họng của trẻ sơ sinh vẫn còn thẳng và ngắn, khi nằm để bú mẹ, trẻ dễ bị sặc, sữa rất dễ chảy vào trong ống tai và gây viêm tai giữa. Ngoài ra, bú nằm cũng làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị nghẹt thở. Lời khuyên từ bác sĩ cách cho trẻ bú đúng nhất là bế bé vào lòng và để đầu cao hơn so với lồng ngực.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/11/07/4-quan-niem-sai-lam-ve-viec-cho-con-bu_07112019112705.mp4[/presscloud]
4 quan niệm sai lầm về việc cho con bú
 
 
Hà Ly (t/h)
 
 
 
comment Bình luận