Đừng chủ quan `chín mé` nếu không muốn bị `xẻ thịt` như thanh niên này

Anh H. đã phải nhập viện làm tiểu phẫu sau thời gian dài chịu đựng cảm giác đau, sưng. Biểu hiện rõ nhất khi bị viêm kẽ móng chân đó hay chín mé là khóe ngón chân, tay bị viêm, đỏ tấy, đau nhức, mưng mủ hay hội tử
19:54 | 14/05/2019

Chín mé ung dung vì nghĩ đơn giản

 

Mới đây tài khoản Facebook có tên P.V. H đã đăng tải câu chuyện của mình trong một nhóm mạng xã hội để cảnh tỉnh mọi người về tình trạng cạnh móng đâm vào kẽ móng chân.

Một phần bận rộn do tính chất công việc, phần còn lại là chủ quan chỉ là cái “móng chân”, anh H. đã chịu đựng tình trạng này trong thời gian dài và xuất hiện cảm giác đau, sưng và khó chịu khi mang giày.

Hiểu được tâm lý đám đông, anh H. đã kể lại nhiều lần “tự xử” chiếc móng của mình. Có lần theo phương pháp trên mạng:

Xời! Lên mạng đầy mẹo chữa...

Xin thưa rằng chính vì ba cái forum mẹ bỉm sữa này nọ mà khối người khổ sở chỉ vì cái móng tí ti này”.

hay mang ra tiệm làm móng:

“Vậy thì mang ra tiệm nail cho nhanh!

Tuyệt đối không nhé! Nhân viên tiệm nail không được đào tạo kỹ thuật tiểu phẫu này. Hơn nữa đã đụng chạm đến máu thịt thì dụng cụ cắt xẻ phải là dụng cụ y tế và vô trùng bằng phương pháp y tế”.

 

Anh H. phải tìm đến cơ sở uy tín để xử lý ngón chân bị Chín mé

Anh H. phải tìm đến cơ sở uy tín để xử lý ngón chân bị "chín mé"

 

Và cuối cùng, nam thanh niên cũng nhận thấy đây thực sự là một bệnh lý và “Chỉ có tiểu phẫu tại những nơi có chuyên môn như bệnh viện hay phòng khám uy tín mới là giải pháp dứt điểm.”

 

Chín mé là một bệnh lý

 

Viêm kẽ móng chân (hay còn gọi là bệnh móng chọc thịt, dân gian gọi là chín mé) là một trường hợp viêm nhiễm, sưng tấy tại kẽ móng chân. Sở dĩ điều này xảy ra là do hiện tượng bờ tự do của tường móng chọc vào da, nếp gấp làm tổn thương tổ chức.

 

Móng chọc thịt thường xảy ra ở các ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái và hiếm khi xảy ra ở ngón tay. Mới đầu chúng ta thường khó phát hiện bởi cảm giác dễ nhầm lẫn với việc ngón chân đau tức khi bị chèn ép lâu.

Chín mé: Phần mủ ám ảnh lấy ra từ ngón chân bị chín mé anh H.

Phần mủ ám ảnh lấy ra từ ngón chân bị chín mé anh H.

 

Biểu hiện rõ nhất khi bị viêm kẽ móng chân đó hay chín mé là khóe ngón chân, tay bị viêm, đỏ tấy, đau nhức. Thậm chí có trường hợp phải nhập viện trong tình trạng 2 ngón chân cái sưng to, mưng mủ và nguy cơ bị nhiễm trùng, hoại tử.

 

Bệnh diễn biến dai dẳng do bệnh nhân tự điều trị hoặc điều trị tại các cơ sở y tế nội khoa nên không triệt để. Mới đầu bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt. Nhưng không chữa trị kịp thời nguy cơ mắc bệnh mãn tính rất lớn.

 

Tăng cân cũng là nguyên nhân gây bệnh

 

Viêm kẽ móng chân - chín mé là căn bệnh thường gặp, chiếm đến 0,1% các bệnh về da và 7% các bệnh về da cần phẫu thuật. Theo Thống kê của Viên Da liễu Việt Nam, 70% bệnh nhân đến điều trị bệnh móng chọc thịt là nữ và gần 70% trong số đó dưới 30 tuổi.

Có lẽ ít ai ngờ rằng chứng "chín mé" thông thường lại gây ra hậu quả nghiêm trọng vậy

Có lẽ ít ai ngờ rằng chứng "chín mé" thông thường lại gây ra hậu quả nghiêm trọng vậy

 

Bệnh chín mé có rất nhiều nguyên nhân, nhưng:

  • Có tới 40% nguyên nhân là do cắt tỉa móng sai.
  • Ngoài ra, nguyên nhân có thể đến là do bệnh nhân tăng cân quá nhiều sau sinh nở (tăng hơn 14kg). Lý giải lý do phụ nữ thường mắc bệnh này nhiều hơn vì họ thường xuyên phải đi giày chật, hẹp, đế cao. Bởi trọng lực bị dồn về phía mũi chân thay vì gót chân.
  • Cắt móng chân quá ngắn, quá sát: Móng chân mọc sâu, trong khi đầu móng lại bị cắt sâu, sát thịt và không thẳng làm tổn thương móng và vùng da quan trọng.
  • Các đôi giày và tất chật cũng là thủ phạm của sự phát triển bất thường này.

 

Lưu ý: Chúng ta có thể phòng bệnh viêm kẽ móng chân bằng việc thường xuyên ngâm chân với nước muối ấm, giúp sát khuẩn và làm cho da chân mềm hơn. Đặc biệt, khi có dấu hiệu, luôn cho ngón chân thông thoáng. Nếu bắt buộc đi giày, bạn dùng bông gạc y tế quấn quanh ngón chân sẽ giúp giảm đau đớn.

 

BSCKII Vũ Thị Lừu – Chuyên khoa Nội – Tiêu Hóa, Bệnh viện E cho biết: Trong trường hợp đã có biểu hiện viêm, thối móng, tiểu phẫu là phương pháp điều trị triệt để và nhanh chóng. Khi có triệu chứng trên, không nên tự ý điều trị cũng như đi cắt, sửa tại các tiệm làm móng, vì sẽ gặp nguy cơ nhiễm trùng rất cao cũng như lây một số bệnh truyền nhiễm. Vì đa số dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

 

Như Quỳnh (t/h)

comment Bình luận