Cách sử dụng hà thủ \'bổ can thận hòa khí huyết\', vừa đẹp tóc đẹp da vừa phòng trị nhiều loại bệnh

Hà thủ ô là một loại dược liệu quý, được sử dụng từ xa xưa với những tác dụng vô cùng phong phú: Bổ huyết giữ tinh, hòa khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng…
14:41 | 09/04/2020
Hà thủ ô, tên gọi khác: Dạ giao đằng, dạ hợp, thủ ô. Hà thủ ô thuộc họ thân cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 4,5 m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Hoa là lưỡng tính (có cả hai cơ quan nam và nữ) và được thụ phấn bởi côn trùng.Hoa nở vào tầm tháng 9-10. Quả bế hình ba cạnh, màu đen. Cây hà thủ ô ra quả vào tháng 10-11. Cây thích nghi phát triển trong bóng râm hoặc không có bóng.
 
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ có vị đắng chát, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ máu, chữa táo bón, mất ngủ, suy thận, gan yếu, suy nhược thần kinh, đau lưng mỏi gối. Theo Tây y, loại cây này chứa nhiều hoạt chất, khoáng tố vi lượng, tinh bột, lipid... có lợi cho sức khỏe.
 

Lợi ích sức khỏe từ cây hà thủ ô

 


Hà thủ ô là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, rất tốt cho sức khỏe. Công dụng của Hà thủ ô đỏ sẽ được phát huy triệt để hơn khi kết hợp sử dụng và chế biến cùng với một số vị thuốc khác sẽ tạo nên nhiều bài thuốc quý giúp da dẻ hồng hào, giúp tóc bạc chuyển đen, điều trị được bệnh tóc bạc sớm.
 
Các thành phần quý báu trong Hà thủ ô có tác dụng bổ thận, từ đó kích thích sinh tinh, tinh tạo huyết, tăng sinh hồng cầu; tăng sinh tân dịch; phục hồi những tổn thương ở nang tóc. Chính vì thế mà Hà thủ ô là lựa chọn được rất nhiều người tin tưởng và thực tế đã chứng minh là có hiệu quả rất tốt trong điều trị rụng tóc, giúp tóc luôn đen mượt, sợi tóc chắc khỏe, đồng thời ngăn chặn tình trạng rụng tóc quay lại.
 

Nhuận tràng

 
Làm tăng nhu động ruột do các thành phần anthranoid, do đó làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Hà thủ ô được dùng trong các trường hợp đại tiện táo kết, tiêu hóa kém. 
 

Bổ can thận

 
Dịch nước sắc của Hà Thủ Ô đỏ chế, liều 0,35g trên chuột đa cắt bỏ tuyến thượng thận, có khả năng làm tăng tích lũy đường glycogen ở gan lên 6 lần. Được dùng trong các trong các trường hợp can thận, âm hư, gây đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt, di tinh, liệt dương, tiểu đường, tăng mỡ máu và nhất là những trường hợp vừa tăng đường huyết, vừa tăng cholesterol. Tác dụng này chỉ có ở Hà Thủ Ô chế.
 

Tác dụng bổ thần kinh

 
Lexitin trong Hà thủ ô còn có tác dụng làm cường tim ếch cô lập, giúp tạo hồng cầu tốt hơn.  phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều. Các trường hợp da xanh, thiếu máu, gầy còm.
 

Tăng cường, bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng

 

 
Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, dùng cho các trường hợp thận suy, gan yếu dẫn đến di mộng tinh, khí hư, đau lưng mỏi gối; dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng thân thể suy yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ nhất là đối với người già sau khi bị bệnh (phối hợp với các dược liệu sinh địa, bạch thược, cúc hoa). Hà thủ ô còn giúp cải thiện, tăng khả năng đề kháng của cơ thể, nhất là tăng khả năng chống rét của cơ thể.
 

Tốt cho sức khỏe sinh sản

 
Hà thủ ô đỏ sẽ chữa khỏi các chứng bệnh bất dục, làm cho thận hoạt động tốt hơn. Khi đó tăng cường sinh lực, thúc đẩy năng lực sinh dục, nâng cao thời gian quan  hệ, dẻo dai sức khỏe tình dục và làm cho việc sinh con trở nên dễ dàng hơn.
 

Bổ máu


Rễ hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ máu, kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu, dùng để chữa bệnh thiếu máu và các bệnh về máu khác.
 

Tốt cho tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch

 
Theo kinh nghiệm Đông y, hà thủ ô có công dụng giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, điều trị tăng lipid máu; bảo vệ gan, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
 

Trị tóc bạc sớm, làm đen tóc

 
Khi hà thủ ô kết hợp với một số loại dược liệu khác có tác dụng làm đen tóc, trị tóc bạc sớm. Rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut.
 

Hỗ trợ điều trị huyết áp cao

 
Huyết áp cao thường gặp phổ biến ở những người cao tuổi. Tuy nhiên để cải thiện các triệu chứng thường xuyên gặp của huyết áp cao, bạn cần dùng bài thuốc kết hợp nhiều vị với nhau: Chế Hà thủ ô, Sinh địa, Sa uyển tật lê, Hy thiêm thảo, Hạn liên thảo, Tang ký sinh, Hoài Ngưu tất, Huyền sâm, Sinh Bạch thược, Nữ trinh tử, mỗi thứ 12g, sắc nước uống. Duy trì thường xuyên hơn sẽ thấy huyết áp trở về mức ổn định.
 

Làm đẹp da

 

Sử dụng hà thủ ô thường xuyên sẽ làm chậm quá trình lão hóa và giúp trẻ hóa da, da dẻ hồng hào, căng mịn.

Kháng khuẩn, giải độc, tiêu viêm, trị bệnh ngoài da

 
Hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, giải độc, chữa mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc, bệnh lậu, bệnh nấm favut ở chân, điều trị viêm da mủ và một số chứng viêm khác.
 
Cách dùng hà thủ ô cũng vô cùng đơn giản, có thể chế biến thành món ăn hoặc sử dụng làm rà uống thay nước lọc hàng ngày.
 

Món ăn bài thuốc từ hà thủ ô

 
Hà thủ ô 30 gr, gà mái 1 con, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày.
 
Hà thủ ô 60 gr, trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là được.
 
Hà thủ ô 30 gr, đại táo 3 quả, gạo tẻ 100 gr, đường đỏ 50 gr. Hà thủ ô ngâm nước 2 giờ rồi sắc trong 1 giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với gạo và đại táo thành cháo, chế thêm đường ăn trong ngày. Hoặc hà thủ ô 15 - 20 gr cho vào nồi đất hầm nhừ rồi cho thêm 50 - 100 gr gạo nấu tiếp thành cháo, chế thêm mật ong ăn khi đói bụng.
 

Sử dụng làm nước uống

 
Hà thủ ô 20 gr, sơn tra 20 gr. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút là dùng được, uống thay trà hằng ngày.
 
Hà thủ ô 120 gr, đương quy 60 gr, sinh địa 80 gr, rượu trắng 2,5 lít. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15 ml vào buổi sáng.
 
Lưu ý khi sử dung: Trong vị thuốc Hà Thủ Ô có hai thành phần chính: Các anthranoid có tác dụng gây tăng nhu cầu động ruột và gây tiêu chảy. Thành phần thứ hai là tannin, lại có tác dụng làm se ruột, gây táo bón. Như vậy, hai thành phần này luôn có tác dụng đối lập nhau. Vì thế, để dùng được tốt vị Hà Thủ Ô đỏ, người ta phải chú ý đến chế biến vị thuốc này, loại  hết phần tannin, để không bị táo bón, bằng cách ngâm với nước vo gạo, và chế biến với các phụ liệu nói trên. Nếu việc chế biến không đạt yêu cầu, sẽ xảy ra hiện tượng vừa bị táo, lại vừa lỏng phân. Và dĩ nhiên, kết quả điều trị sẽ không đạt yêu cầu.
 
 
 
 
Nguyễn Dung (t/h)
comment Bình luận