Vì sao phụ nữ mang thai hay bị trĩ? Mẹo hay giúp bà bầu đối phó căn bệnh thầm kín này

Thống kê có tới 50% bà bầu bị bệnh trĩ trong sốt thai kỳ và thậm chí kéo dài sau sinh. Bệnh gây ra tình trạng táo bón kéo dài, đau đớn khó chịu cho bàu bầu, thậm chí có thể kéo theo một số biến chứng.
16:33 | 16/12/2019
Bà bầu bị bệnh trĩ là hiện tượng khá phổ biến. Bệnh trĩ hình thành do sự giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn trực tràng. Khi các mô này bị viêm và sưng phồng lên, cản trở việc tống phân ra ngoài thì gọi là trĩ. 
 

Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị bệnh trĩ


Bệnh trĩ ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ở cả nam và nữ. Thống kê cho thấy có tới 50% phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bà bầu bị bệnh trĩ, đặc biệt ở các tháng cuối thai kỳ.

Khi mang thai, thai nhi càng lớn trong tử cung gây chèn ép trực tràng dẫn tới tình trạng táo bón, đi ngoài rặn nhiều. Khi phụ nữ mang thai rặn làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn xuất hiện các búi trĩ.
 
Bà bầu bị bệnh trĩ do đâu và những mẹo hay khắc phục tình trạng này
 
Mặt khác, thai nhi càng lớn, tăng áp lực lên tĩnh mạch thành chậu và cơ hậu môn khiến chúng sưng đau. Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các mô thành tĩnh mạch bị lỏng lẻo, dễ bị sưng đau. Đồng thời, Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra trĩ ở phụ nữ mang thai như việc tăng cân quá nhiều, thường xuyên ngồi 1 chỗ, ít đi lại vận động.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai


Theo bác sĩ Nguyễn Phú Hữu, biểu hiện bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai cũng tương tự như người bình thường. Theo đó, chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Sau một thời gian đại tiện ra máu, bà bầu bắt đầu cảm nhận được khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn đây chính là các búi trĩ. Nếu bị trĩ trong, sẽ thường xuyên đại tiện ra máu. Nếu là trĩ ngoài, lâu dần búi trĩ sa nhiều nằm ngoài hậu môn kể cả không đi đại tiện.

Cảm giác đau đớn là không thể tránh khỏi. Đau thường do tắc mạch xuất hiện trong búi trĩ, có thể nứt hậu môn đi kèm. Một số biểu hiện khác như ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn hay xuất tiết. Trường hợp bị bệnh trĩ tắc mạch nếu để lâu 3-5 ngày có thể dẫn tới hoại tử hoặc thiếu máu.

Bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không?


Việc lựa chọn sinh thường hay đẻ mổ còn tùy thuộc vào tình trạng của thai nhi và mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ. Nhiều trường hợp bị trĩ ở mức độ nhẹ đau ít, không gây chảy máu vẫn có thể sinh thường.
 
Bà bầu bị bệnh trĩ do đâu và những mẹo hay khắc phục tình trạng này

Tuy nhiên, bà bầu bị bệnh trĩ chấp nhận sinh thường có thể phải đối mặt với nhiều hệ lụy. Khi sinh thường, đẻ thường thì chắc chắn búi trĩ sẽ thò xuống dài hơn hoặc vùng trĩ cũng sẽ tổn thương nặng hơn. Lần đầu sinh thường bắt buộc phải rặn mạnh, người mẹ lấy hết sức lực đẩy thai ra ngoài làm trĩ nặng thêm. Không thể tránh khỏi tình trạng bị rạch tầng sinh môn, khi bị khâu sẽ chít một số mạch máu ở hậu môn, nên một thời gian sau rất dễ bị trĩ.

Nếu bệnh nặng với các triệu chứng búi trĩ thò ra ngoài, táo bón, có thể có hiện tượng chảy máu, ngứa hậu môn thì cách tốt nhất là nên đẻ mổ.

Khắc phục và điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai


bà bầu cần điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, các loại gia vị như ớt, tiêu. Uống nước đầy đủ. Bổ sung nhiều chất xơ, hoa quả có tính mát, có thể dùng một ít thuốc nhuận trường.

Bà bầu bị bệnh trĩ nên vận động thể chất thường xuyên như đi bộ mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa. Thực hiện các bài tập Kegel cho bà bầu giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn. Mỗi ngày vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
 
Bà bầu bị bệnh trĩ do đâu và những mẹo hay khắc phục tình trạng này

Việc vệ sinh hậu môn với người bị bệnh trĩ vô cùng quan trọng. Bà bầu sau khi đi vệ sinh, nên rửa bằng nước ấm và dùng vải thấm khô, không nên dùng giấy. Bệnh nhân bị trĩ có thể dùng nước pha muối và lá trầu không để vệ sinh hậu môn. Đặc biệt người bệnh nên hết sức tránh là ngồi xổm.

Phụ nữ nếu phát hiện bị bệnh trĩ thì tốt nhất nên điều trị dứt điểm trước khi mang thai, bởi việc điều trị khi mang thai sẽ khó khăn hơn nhiều. Ngoài việc dùng thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc một số thủ thuật chữa bệnh trĩ cho sản phụ sinh xong mà vẫn bị trĩ.

Tiêm xơ búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp đông lạnh, quang học, đốt điện là những thủ thuật được áp dụng để loại trừ búi trĩ độ I, độ II... và nhiều phương pháp hiện đại khác.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/09/12/Dau-hieu-nhan-biet-benh-tri-benh-tri-khong-nen-an-nhung-gi_12092019114030.mp4[/presscloud]
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
 
 
Hà Ly (t/h)
 
comment Bình luận