Cách xử lý khi bị kiến ba khoang đốt, tránh vết thương lan rộng

Thời điểm hiện tại, người dân Hà Nội và TP.HCM đang rất lo lắng sau hàng loạt trường hợp viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang. “Bị kiến ba khoang đốt cần xử lý như thế nào?” đây là vấn đề không phải ai cũng biết.
13:43 | 13/10/2019
Vào khoảng thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường, độ ẩm tăng kèm theo các cánh đồng bước vào mùa thu hoạch tạo cơ hội cho kiến ba khoang vào nhà dân trú ngụ. Điều này rất đáng lo ngại bởi kiến ba khoang là loại kiến độc, trong cơ thể chúng chứa độc tố pederin, chất này có độc tố mạnh gấp 12-15 lần nọc độc của rắn. Bởi vậy, đây là loại côn trùng vô cùng nguy hiểm với con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
 
Kiến ba khoang, hay còn có nhiều tên gọi khác nhau như kiến cong đít, kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, cằm cặp; chúng có thân hình thon dài như hạt thóc, bụng có đốt trong đó có một đốt màu đỏ, có 3 đôi chân, có cánh và biết bay nên rất khó đuổi bắt, có thể dễ dàng xâm nhập vào các nhà cao tầng hay chung cư.
 
Bị kiến ba khoang cắn cần xử lý như thế nào?
Kiến ba khoang, hay còn có nhiều tên gọi khác nhau như kiến cong đít, kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, cằm cặp. 
 
Những vết thương do kiến ba khoang để lại hơi giống bệnh zona thần kinh, thường xuất hiện ở các vùng da mềm, ban đầu là những nốt ban đỏ sau đó sưng lên thành mụn mủ, khiến người bệnh đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Thậm chí, khi bị đốt nhiều có thể gây sốt và nổi hạch.
 

Bị kiến ba khoang đốt cần xử lý như thế nào?

 
Để phòng tránh kiến ba khoang đốt, các bác sĩ khuyến cáo mỗi gia đình nên dự phòng những lọ cồn 70 độ hoặc cồn 90 độ, mỡ Phenaegan và mỡ Gentrison (corticoid).
 
Bị kiến ba khoang cắn cần xử lý như thế nào?
Những thứ cần dùng khi bị kiến ba khoang đốt. 
 
Khi phát hiện vết đốt của kiến ba khoang hay tiếp xúc với nọc độc của chúng tuyệt đối không giết hay chà xát lên da, đầu tiên người bệnh phải rửa sạch vết thương càng nhanh càng tốt. Nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để sát khuẩn, sau đó lau khô rồi lấy cồn sát trùng. Trong khi rửa, tránh chà xát vết thương, chỉ xoa nhẹ nhàng và xả trực tiếp dưới vòi nước. Sát trùng vết thương nhanh nhất có thể để hạn chế tác dụng của nọc độc trên da cũng như những tổn thương sau này.
 
Sau khi dùng bông y tế thấm nước muối sinh lý hoặc cồn 70 độ rửa sạch vùng da tổn thương, có thể dùng tăm bông để bôi hồ nước để làm dịu. Tiếp đến, cẩn thận thấm khô vết thương và bôi thuốc corticoid ngày từ 4-6 lần, bôi mỡ Phenaegan ngày từ 8-10 lần xen kẽ nhau. Khi bôi thuốc phải miết mạnh ở vùng da bị đốt đến khi thuốc khô, thẩm thấu thuốc sẽ tốt hơn. Nếu vết thương lan rộng và nặng hơn, cần đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
 
Kiến ba khoang đốt cần kiêng gãi, tránh chạm vào khi tắm rửa. Nếu bị đốt ở mắt hay bộ phận sinh dục, nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/07/03/lưu ý khi bị kiến ba khoang đốt_03072019174729.mp4[/presscloud]
Nhận biết và cách xử lý khi bị kiến ba khoang đốt. Video: HanoiTV
 
 
Thùy Nguyễn (t/h)
comment Bình luận